Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2008

Toi ac diet chung cua Ho Chi Minh tai Bac Viet Nam

Giet nguoi Viet: Mot thu vui cua Ho Chi Minh

Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. 1 số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm băng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài ngườị

1. Chính sách Cải Cách Ruộng Ðất :
Lãnh đạo CSVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta. HCM đã ký 2 sắc luật Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất) số 78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp của chính quyền kháng chiến, năm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng... Chính sách thuế nông nghiệp đã khởi đầu cho các chiến dịch phân mảnh định hàng các loại ruộng, bình sản lượng, bình diện tích mỗi mảng đất để làm căn bản tính thuế, sau đó tiến hành chiến dịch chống phản động, đấu tranh giảm tô kéo dài đến năm 1954, và chỉ tạm ngưng khi chiến trường Ðiện Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và sau đó đưa đến Hiệp Ðịnh Geneva ký vào tháng 7/1954.á Kế đến, lãnh đạo CSVN lại tạm ngưng chiến dịch cải cách ruộng đất tới cuối năm 1955, đầu 1956, vì (1) CSVN bận lo đón tiếp hơn 50,000 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, (2) Phải đối phó với phong trào di cư và cuộc biểu tình đòi di cư của người dân vùng Ba Làng (Thanh Hóa), (3) Phải che dấu phần nào thủ đoạn tàn bạo để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên quốc tế của Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến và ổn định tình hình nội bộ. Giai đoạn thứ hai của cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1955, lãnh đạo CSVN tiếp tục phát động phong trào quần chúng qua nhiều đợt đấu tranh cải cách ruộng đất. Trong giai đoạn này, hình thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, nhưng khác ở mức độ tàn bào cao hơn gấp bội và số nạn nhân cũng gia tăng do sự càn đi, quét lại và kích tỷ lệ. Ở 1 số nơi, như các vùng vừa tiếp thu và đồng băng bên bờ sông Nhị Hà chẳng hạn, CSVN tiến hành song song 2 chiến dịch đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất 1 lượt. Ðiều cần nhấn mạnh là CSVN đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông. Ở Trung Quốc, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, 1 địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân. Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà CSVN gọi là địa chủ đại gian đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng chống đối đảng và nhà nước. Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã.á Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua Ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội đều được tuyển lựa là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ độị. Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự.Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10,000 ngườị. Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ : cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏị. Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của thi sĩ Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt

Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng. Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23,000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như sau :

...Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nộị.. Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói răng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là 1 nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộ, 1 cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời : Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôị Ông trả lời cô con gái là :Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữạ Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu :Ðả đảo tên Ðô ngoan cố để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong.
Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp : vài sào (acre) đất; trung nông cấp cao : 1-3 sào và 1 con trâu), tiểu thương cũng bị kích lên thành địa chủ (địa chủ thường : 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ cường hào ác bá : 3-5 sào, có tội với nhân dân; địa chủ phản động : đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v...). Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân. Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 ngườị Chưa kể số người
chết tăng lên qua chính sách kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề rạ. Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơị Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chem giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên. Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hung Gia Lợị, Liên Xô yêu cầu Hồ Chí Minh thực hiện việc xét lạị, Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3/1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956. Trong Hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đảng đọc 1 bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh khóc (đ.m) lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân. Ðảng CSVN cũng thả 12,000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. Tuy nhiên oán thù của người dân không vì thế mà nguôi ngoai. Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó, như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hải Phòng, Lạng Sơn.... Trong thời gian này cũng có những vụ bạo động khác như những vụ thanh niên và công nhân Nam Bộ tập kết đập phá bót cảnh sát ở bờ hồ Hà Nội (cạnh ga tàu điện, đầu phố Cầu Gỗ).
2. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu :
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.
Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuệ. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ. Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ.á Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.
Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêụ
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.

Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi : Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.

Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Genevạá Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợịá Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thựá Mấy ngàn đồng bào đã năm ngay trên đường để chận xe lạị, 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần. Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảỵ Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy rạá Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trờị Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.

Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa dêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ độị. Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứụ. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách lien lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời :Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là 1 nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ độịá Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, 1 số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châụ Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân.á 4g sáng cùng ngày, 1 Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập.á Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An.á Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta

Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu : Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt...á Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế nàỵá Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân.Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính nàỵá Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu Vòng đai chiến trạn đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưụá Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có 1 không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi :Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc. Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâụ Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải địá Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng nàỵá Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói, Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.

CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băng lòng.á CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động nàỵá Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.
Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự dọ Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trờịá Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.

Ðòi cho bằng được tự do, công bă`ng, quyền căn bản của con người không thể xem là 1 cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho 1 tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả 1 dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra saỏ Chỉ là sự im lăng.
Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do - dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 41 năm về trước vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng tạá Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống :con người sinh ra phải được tự do.
Tài liệu tham khảo :

- Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.

- Cuộc Cải Cách Nông Ngiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.

- Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.

- Cuộc Phiêu Lưu của 1 Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.



Cẩm Ninh

Trích từ : haingoaiphiemdam.comNguyễn Thái Hoàng

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản

Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản


Minh Võ

BỐN CÔNG-TÁC KỸ-THUẬT CHÍNH-YẾU

Ðể đạt được mục-tiêu chiến-lược và chu-toàn các nhiệm-vụ sách-lược trên đây, Cộng-sản Quốc-Tế đã tự đề ra những công-tác kỹ-thuật tinh-vi mà cán-bộ khắp nơi , mọi lúc phải luôn luôn thực-hiện cho bằng được. Những công-tác này có thể thâu tóm lại 4 điểm chính : xâm nhập, tình báo, tuyên truyền và phá hoại . Cơ-quan đầu não chỉ-huy trực-tiếp hoặc giật dây từ cấp tối-cao là Trung-Ương Ðảng-bộ Nga-cộng. Các bộ-phận thi-hành hoặc trung-gian là các đảng Cộng-sản trá-hình. Với thủ-đoạn ném đá giấu tay chuyên-nghiệp, Cộng-sản ít khi lộ diện, mà thường dùng những tay sai đắc-lực. Những tay sai này có thể hoặc vô-tình khờ dại không biết rằng mình tiếp tay một cách đắc lực cho Cộng-sản. Nhưng cũng có một số tay sai ý thức rõ việc họ làm. Hoặc vì bất mãn với chế-độ hiện-hữu, hoặc vì ngây-thơ hy-vọng ở một chế-độ tương-lai tốt đẹp do Cộng-sản đem lại; những người này rất dễ trở thành những đảng-viên Cộng-sản tích-cực hăng-hái.

Xâm nhập

Trước hết, muốn xâm nhập một quốc-gia hay một tổ-chức nào, Cộng-sản thường nghiên-cứu hoàn-cảnh cụ-thể của quốc-gia hay tổ-chức đó, để tìm ra những kẽ hở. Những kẽ hở đó có thể là những mối bất bình, « mâu-thuẫn » xung đột giữa một lớp người này với một lớp người khác; hoặc là những cách-thức liên lạc lỏng lẻo rời rạc, hờ hững khinh thường giữa các phần tử, chủ chốt. Và bao giờ Cộng-sản cũng rất quan-tâm đến việc lựa chọn, đào tạo, hướng dẫn những cán-bộ nòng cốt như Trần độc Tú (Trung-cộng), Thorez (Pháp-cộng), Hồ-Chí-Minh, Trần-Phú (Việt-cộng), Souphanouvong (Lào-cộng), Sanzo Nosaka (Nhật-cộng), Togliati (Ý-cộng), Sekou Touré (Guinée) v.v…

Cũng có khi Cộng-sản Quốc-Tế phái cán-bộ nòng-cốt tới địa-phương với tư-cách cố-vấn kỹ-thuật, chuyên môn hay phái-đoàn liên-lạc để chọn lựa tại chỗ các phần-tử có thể trở thành đảng-viên Cộng-sản sau này. Trường-hợp Borodine ở Trung-Hoa vào những năm 1921, 1922 là một ví dụ.

Cũng có khi Cộng-sản chọn lọc và đưa những cán-bộ địa-phương có khả-năng nhất về đào tạo tại các trường cán-bộ trung-ương như trường-hợp lãnh-tụ Ý-cộng Togliatti và Việt-cộng, Hồ-Chí-Minh.

Những trường-hợp xâm-nhập bằng các toàn biệt-kích vào các vùng núi non hiểm-trở ở biên-giới cũng thấy xảy ra khi nước bị xâm nhập nằm kế cận 1 nước Cộng-sản như trường-hợp Ấn-Ðộ (các vùng Sikhim, Boutan, Ladak) và Ai Lao (Phong Saly, Sầm Nứa).

Một hình-thức thông thường nhấtg là xâm-nhập qua các tổ chức Quốc-tế và các phái-đoàn liên-lạc, thương-mại, văn-hoá, thể-thao v.v…

Ðối tượng xâm-nhập của Cộng-sản Quốc-Tế chia làm hai loại, quốc-gia và tổ-chức. Ðối với các quốc-gia Cộng-sản chú trọng nhất tới các nước kém mở mang và các nước bị trị. Kroutchev cũng như Mao Trạch Ðông đều nhắc đến các nước « Á-châu, Phi-châu và châu Mỹ La-tinh ». Ðối với các đoàn-thể, tổ-chức thì đầu tiên là các nghiệp-đoàn, các hội hoà-bình và các hội thanh-niên, sinh-viên.

Sau khi đã xâm nhập vào một nước hay một đoàn-thể, Cộng-sản liền tiến-hành song song 2 công-tác tiếp theo : tình-báo và tuyên-truyền.

Tình báo

Có thể nói tổ-chức tình-báo Nga-cộng là một tổ-chức hoàn-bị nhất, vĩ-đại nhất hoàn-cầu, không những vì tính cách đồ-sộ của nó ở Trung-ương, mà còn vì những mạng lưới chi chít của nó ở khắp các nước. « Mỗi đảng viên Cộng-sản phải là một cán-bộ tình-báo », đó là mục-đích huấn-luyện của các lớp huấn-luyện đảng-viên.

Cộng-sản không trừ một lãnh-vực nào mà họ không tìm cách đặt gián-điệp vào. Albert Vassart, một thành-phần trong ban bí-thư đảng Pháp-cộng, sau khi ra khỏi đảng, tiết lộ rằng : năm 1936 Mạc Tư Khoa đã ra lệnh cho gửi những đảng-viên chọng lọc, vững lập-trường vào các chủng-viện công-gaío để sau này có thể trở thành linh-mục.

Các công-chức Nga-cộng làm việc tại các toà đại-sứ hay lãnh-sự ở ngoại-quốc thường được chọn lọc rất cẩn thận và được huấn-luyện trước một cách chu-đáo, để có thể bảo-vệ bí-mật cho nước họ và triệt-để khai-thác các tin-tức liên-quan đến chính-trị, quân-sự và kinh-tế v.v.. ở nơi họ làm việc. Họ học tiếng địa-phương, học về phong-tục tập-quán và cách giao-thiệp theo từng vùng, từng xứ và cả cách gợi chuyện làm quen, để khai-thác tin-tức theo các kỹ-thuật tình-báo.

Các công-hàm ngoại-giao, các thành-phần phái-đoàn liên-lạc văn-hoá, thương-mại, thể thao v.v.. đều có thể là những hộp thư trong hệ-thống chuyển tin và tài-liệu về Mạc Tư Khoa. Thỉnh thoảng, người ta lại thấy loan tin một nhân-viên toà Ðại sứ Nga ở nước này hay nước kia, một tùy viên báo chí Nga ở xứ này hay xứ khác bị trục-xuất vị bị-cáo làm gián-điệp hay phá-hoại.

Tuyên truyền

Nhưng công-tác mà Cộng-sản Quốc Tế chú ý hơn cả và cũng gây ảnh-hưởng tai-hại nhất cho thế-giới tự-do là công-tác tuyên truyền .

Chúng tôi không có ý nói tới « nhiệm vụ lịch sử » của cán-bộ Cộng-sản là giáo-dục quần-chúng, dấy động quần-chúng trong nước đã thành-lập chế-độ theo « Xã-Hội chủ-nghĩa » bằng tuyên-truyền. Chúng tôi cũng không có ý nhắc lại những cơ cấu tuyên-truyền và dấy động quần-chúng vĩ-đại của Nga-Sô mệnh danh là bộ « dấy động và tuyên truyền » (Agit-Prop) (1) mà chỉ có ý trình bày ở đây về nhiệm-vụ và hoạt-động tuyên-truyền của cán-bộ Cộng-sản ở nước ngoài - ở những nước « kém mở mang và bị trị » cũng như ở các nước « tư bản mở mang, thống trị » với mục đích xâm-lăng mà thôi.

Mục-đích cuối cùng của Cộng-sản là thành-lập một chính-phủ hoàn toàn theo lệnh của Mạc Tư Khoa, để thực hiện các chính-sách kinh-tế chính-trị văn-hoá…theo chủ-nghĩa Mát-xít Lê-nin-nít. Nhưng công việc đầu tiên, không bao giờ họ tuyên-truyền ủng-hộ Cộng-sản hay đả đảo các « chân lý tư sản ». Họ rất xảo quyệt. Việc đầu tiên của họ ở đây cũng như ở các lãnh-vực khác, là triệt-để khai-thác các bất-đồng , mâu-thuẫn, thổi phồng nó lên để tuyên-truyền chia rẽ đối-phương. Rồi họ sẽ tuyên-truyền cho dân chúng đứng lên chống đối chính-quyền sở tại, vì họ đã nói cho dân chúng một nước nào đó ủng-hộ lập trường sống chung hoà-bình của ông Nehru – là một nhà ái-quốc không phải là Cộng-sản- hay ủng-hộ chính-sách trung-lập-hóa Ai Lao của thái-tử Sihanouk – là một quốc-trưởng không Cộng-sản-. Họ tuyên truyền cho những chính-khách có uy-tín ở "Á-châu, Phi-châu và châu Mỹ La-tinh" ủng-hộ lập-trường của Nga về tài-binh, về Bá-Linh, mà không cho biết đó là lập-trường Nga-Sô.

Họ tuyên-truyền cho dân chúng cũng như các chính-khách chống lại một tổ-chức xây-dựng một châu Âu tự-do, chống lại các tổ-chức Bắc Ðại-Tây-Dương, Ðông Nam Á, Trung-Ðông, nhưng không chống lại hiệp-ước Varsovie; đòi Mỹ rút quân-lực ra khỏi Âu-Châu, nhưng không đòi quân Nga ra khỏi Hung Gia Lợi.

Họ tuyên-truyền chống các lãnh-tụ chống Cộng uy-tín như Tưởng-Giới-Thạch, Ngô-Ðình-Diệm mà họ gọi là độc-tài , phong-kiến. Nhưng lại ủng-hộ các nhà độc-tài có tiếng ở Nam Mỹ, ở Guinée, ở Trung Ðông.

Ðể làm công-tác này, Cộng-sản đã xử-dụng những phương tiện, nhân sự và tài chính khổng-lồ mà chi-phí hàng năm, theo nữ sĩ Suzanne Labin, lên tới 2 tỷ Mỹ kim. Số người phục-vụ cho công tác này lên tới 500 ngàn (2)
Những phương-tiện mà Cộng-sản dùng vào công-tác này gồm đủ mọi loại, đặc biệt là phát-thanh, báo chí, sách vở, tranh-ảnh, triển-lãm, các tổ-chức hiệp hội thế-giới v.v..

Hãy lấy ví dụ một xứ Mễ Tây Cơ là xứ chỉ có chừng một vạn đảng-viên trong số 30 triệu dân; tại Quốc Hội, Mễ Cộng chỉ có 1 dân-biểu và 1 thượng nghị sĩ. Thế mà Cộng-sản cũng đã có tới chừng này tờ báo :

« Tiếng nói Mễ Tây Cơ », nhật báo;
« Giải phóng », nguyệt-san;
« Tháng một », bán-nguyệt-san;
« Vấn-đề châu Mỹ La-Tinh ;», nguyệt-san;
« Mãi mãi », tuần báo;
« Vĩ tuyến 20 », nguyệt-san;
« Văn-hoá Mễ-Tây-Cơ » phụ bản 2 tờ nhật-báo có tiếng « Novedales » và « Excelsior », bị Cộng-sản xâm nhập rất nhiều (3)

Tại bất cứ nước nào, một tờ báo không do Cộng-sản hoàn toàn chi phối đều có thể hoặc ít hoặc nhiều chịu ảnh-hưởng trực-tiếp hay gián-tiếp của chính-sách Cộng-sản. Nếu chủ-nhiệm không phải do Cộng-sản thì có nhiều Biên-tập-viên là Cộng-sản. Thường người đọc không gặp thấy trong bài họ viết những danh tính của Marx, Engels, Lénine, Staline hay những lý-thuyết mệnh danh là duy-vật biện-chứng-pháp, duy-vật sử-quan, thặng-dư giá-trị, cách-mạng vô-sản…Càng không thấy những âm-mưu xâm-lăng của Nga-cộng. Nhưng người đọc sẽ thấy nhan nhản những danh từ : « Trung-lập, sống chung hoà-bình, độc-lập, giải-phóng » theo ý nghĩa hoàn toàn riêng biệt của Cộng-sản đúng theo kế-hoạch của Mạc Tư Khoa hay của Bắc Kinh.

Phát thanh cũng được Cộng-sản triệt-để khai-thác theo chiều hướng đó. Trong cuốn « Chỉ còn 5 phút nữa » (Il est moins cinq), nữ sĩ Suzanne Labin đã so sánh và nhận thấy rằng tuyên-truyền của Nga-Sô bằng Phát –thanh, xét về thời-lượng, gấp bốn lần tuyên-truyền của Hoa-kỳ cũng trên phương-diện đó. Và đau đớn thay, chính nước Pháp của nữ sĩ lại chẳng có một chương trình phát-thanh nào bằng Nga-ngữ, để đương đầu với nửa tá các đài Nga không ngơi tấn-công Pháp trên các xứ thuộc-địa Bắc-Phi bằng chính ngôn-ngữ của người Pháp.

Nhà cầm quyền Ðông Ðức cũng đã cho thiết-lập ở Conakry một đài phát thanh với mục đích truyền-bá đường lối Cộng-sản và nhất là ủng-hộ các chính-sách ngoại-giao của Nga-Sô.

Ở Á châu, hoạt động tuyên-truyền Cộng-sản được thực-hiện bởi các cố-gắng của Trung-cộng. Tại đây cũng như tại các lục địa khác (5) hãng thông-tấn « Trung Hoa mới » (tức Trung-cộng) đặt phóng-viên hầu khắp các nước và cũng như phóng-viên hãng thông-tấn TASS ở Mạc Tư Khoa, các phóng viên này vừa là gián-điệp tình báo, vừa là cán-bộ tuyên-truyền. Chính ông Nehru, một chính-khách trung-lập nổi tiếng về đức tính mềm dẻo, kiên-nhẫn đối với Cộng-sản, cũng nhiều lần tố-cáo Hoa-kiều về hoạt động tuyên-truyền, phổ-biến tài-liệu có tính-cách khuynh-đảo chính-quyền Ấn. Và mới đây đã phải cho đóng cửa chi-nhánh của hãng thông-tấn Trung-Hoa -Mới tại Ấn.

Leland Stowe, nguyên giám đốc sở Thông-tin của hệ-thống truyền-thanh Âu Châu tự do trong một tác phẩm về âm-mưu bá-chủ hoàn-cầu của Trung-Hoa Ðỏ, đã nói rành mạch về kỹ thuật –hay đúng ra là thủ-đoạn – tuyên-truyền của Trung-cộng tại Miến-điện như sau (5) :

« Năm 1956 Trung-cộng đã bịt miệng một tờ nhật-báo chống Cộng ở Miến bằng cách dúi vào tay ông chủ báo một mối lợi lớn : hoạt động trong công-ty thương-mại của họ ở Ðông Phương. Ông Giám Ðốc của một tờ báo khác đã nhận được công việc có lợi của Công-ty Thương Mại hỗn hợp Miến-Hoa. Họ cũng cho các ông Giám-đốc các tờ báo khác vay mượn những món tiến lớn với điều-kiện con cái các ông này phải theo học ở các trường Cộng-sản. Và đến cuối năm, Miến Ðiện đã có 5 tờ báo thân Trung-cộng. »


Hiện thời tại rất nhiều nước, Trung-cộng đã phân-phối hai tờ báo lớn với hình thức, khuôn khổ theo kiểu các báo Âu Mỹ, với giá rẻ mạt; đó là tờ : « Trung Quốc Minh Hoạ » : 17 thứ tiếng và tờ « Trung Quốc Kiến Thiết » xuất bản bằng nhiều thứ tiếng và vừa mới thêm tiếng Tây Ban Nha để dành cho độc giả các xứ Châu Mỹ La-inh.

Ðài Phát thanh Bắc Kinh rất mạnh và có thể nghe được từ hầu khắp các xứ. Ngoài các nước Viễn Ðông, Ðài Bắc-kinh còn có những chương trình bằng tiếng Thổ và tiếng Á-Rập để dành cho các nước Trung Ðông.

Ðó là về báo chí và phát thanh là hai hình-thức chuyển đạt các đề tài tuyên-truyền cổ-điển. Ngoài ra Cộng-sản còn rất chú-trọng đến các hình-thức tuyên-truyền bằng các tổ-chức quốc-tế, các đại-hội quốc-tế, các phái-đoàn thiện-chí, các cuộc trao-đổi văn-hoá, y-tế, thể-thao, du-lịch v.v…

Trong cuốn « Chỉ còn 5 phút nữa » nữ sĩ Suzanne Labin đã kể ra 13 tổ-chức Cộng-sản trá hình có tầm hoạt động quốc-tế, do Cộng-sản lập ra, phần nhiều có trụ-sở trung-ương ở các thủ đô các nước chư hầu Cộng-sản (6) . Ðó là chưa kể không biết bao nhiêu đoàn-thể hiệp hội do Cộng-sản điều khiển trực tiếp hay gián tiếp hoạt động trong phạm vi quốc-gia ở khắp các nước. Cũng theo bà Suzanne Labin thì nguyên ở nước Pháp đã có tới 140 tổ chức Cộng-sản trá hình.

Kể từ 1947, cứ 2 năm một lần, Cộng-sản lại cho tổ-chức 1 đại-hội thanh-niên và sinh-viên mệnh danh là « Ðại Hội Liên-hoan Thanh-niên, Sinh-viên Dân-chủ Thế-giới » (7) nhằm mục đích thu hút những phần tử hiếu động , ít kinh nghiệm.

Bề ngoài những đại-hội này được coi nhu có tính chất thuần túy liên-lạc văn-hoá. Nhưng bên trong bao giờ cũng có những buổi họp, bài diễn văn hoặc lời lẽ sặc mùi chính trị theo chính sách ngoại-giao của Nga Sô . Và thế nào cũng có những vấn đề cũ rích nhưng cốt tử của Cộng-sản là vấn-đề thực-dân, vấn-đề "các dân-tộc bị áp-bức", vấn-đề cấm thử võ khí nguyên-tử; những vấn-đề mà Cộng-sản biết rằng bất cứ thanh-niên nào đều tha thiết tới, những vấn-đề mà Nga Sô muốn nêu lên với mục đích tuyên-truyền thuần-túy để ve vãn , chinh-phục (đối với các xứ thuộc-địa) hoặc chia rẻ (đối với các cường-quốc Tây-phương)

Phá hoại

Ngoài các công-tác tình-báo và tuyên-truyền vừa kể, Cộng-sản còn ngấm ngầm điều-khiển hoặc giật dây các công-tác Phá-hoại nhằm làm suy-giảm lực lượng của các nước không Cộng-sản và, nếu có thể, khuynh-đảo chính-quyền của các nước này.

Công-tác phá-hoại này có thể có ba hình-thái khác nhau tùy theo nước chịu phá-hoại là nước độc-lập dân-chủ tân tiến, hay là nước bán khai mới độc-lập nhưng đa-số dân chúng còn nghèo khổ, kém học hay là nước bị trị.

Tại phần nhiều các nước nhỏ thuộc loại thứ nhất, Cộng-sản được hoạt-động công-khai, nên họ dùng tất cả mọi khả năng có thể vào việc củng-cố phát-triển các đảng Cộng-sản, làm sao số đảng-viên càng ngày càng tăng, số ghế trong Quốc-hội càng ngày càng thuộc về nghị-sĩ Cộng-sản càng nhiều và tìm cách lật đổ các chính-quyền của các đảng đối-lập. Thường Cộng-sản tìm mọi cách để nắm được các nghiệp-đoàn lao-động, các tổ-chức thanh-niên để xúi-dục đình-công, bãi-thị, khi cần phản-đối một chính-sách do đảng nắm chính-quyền đưa ra. Nhưng dẩu sao tại các nước này Cộng-sản cũng không hoạt-động được bao nhiêu. Vì dân trí phần đông rất cao, đủ sáng suốt để nhận-định một đường lối, một chính-sách, ít khi mắc mưu Cộng-sản . Ðời sống vật-chất cũng thường tương-đối khả-quan, ổn-định, nên những kẻ chỉ chờ cơ-hội nước đục thả câu không có dịp trổ tài.

Tại các nước mới độc-lập, dân-trí phần nhiều còn thấp kém, kinh-nghiệm chính-trị còn tương-đối non nớt, đời sốn vật chất cũng chưa ổn-định, tâm-lý đa số các nhà cầm quyền cũng như quốc-dân còn thù ghét chế-độ thực-dân. Cho nên Cộng-sản lợi dụng tâm-lý này để đặt họ đối-lập với các quốc-gia độc-lập Âu-châu, Mỹ-châu và nhất là các cựu đế-quốc. Nếu Cộng-sản không làm cho các chính-phủ các nước đó đứng hẳn về phía Cộng-sản để ra mặt chống-đối các cường quốc Âu-Tây, thì ít là họ cũng phỉnh gạt lòng tự ái của các lãnh-tụ, hay khai-thác mối cựu-thù của các dân-tộc, để giữ cho các quốc-gia theo một chính-sách trung-lập không theo hẳn về phía Cộng, cũng không đứng về phía các cường-quốc tự-do; nhưng vẫn mặc nhiên cho phép hoặc dung nạp các cán-bộ, tài liệu tuyên-truyền của Cộng-sản. Tại các nước này thường các đảng Cộng-sản cũng được công-khai hoạt-động, và các hoạt-động này trước tiên nhắm mục-đích đánh đổ chính-quyền hiện hữu, để thành-lập một chính-quyền hoàn toàn Cộng-sản .

Tuy nhiên, Cộng-sản vẫn khéo léo mơn trớn các chính khách trung-lập, để họ quên hiểm hoạ kế bên. Có thể nói tại các nước này, Cộng-sản chú trọng tới tình-báo và tuyên-truyền nhiều hơn.

Trong trường hợp các nước mới độc lập, theo một chính sách chống Cộng tích-cực, các đảng Cộng-sản hoạt đột một cách bất hợp pháp. Các điều-kiện sinh-hoạt, tổ-chức, liên lạc khó khăn hơn, nhưng Cộng-sản lại dồn lực lượng vào để phá-hoại. Trước hết, họ coi chính-quyền các nước đó là độc-tài, phong-kiến, và lợi dụng mọi bất đồng, bất mãn trong nước để chia rẽ dân chúng với nhà cầm-quyền và sau đó đánh đổ chính-quyền hiện hữu để đưa ra một chính-quyền thân Cộng hay trung-lập. Có thể nói hoạt-động phá-hoại của Cộng-sản các nước này cũng giống như tại các nước dân-chủ tân tiến, nhưng hoàn-cảnh ở đây thích-hợp hơn, vì dân-trí còn tương-đối kém, đời sống vật-chất bất ổn, cho nên kết quả thường Cộng-sản đã thu lượm nhiều hơn.

Tại các nước loại 3, nghĩa là các nước bị trị, Cộng-sản quốc-tế triệt để khai thác tinh thần yêu nước, yếu tố quốc gia, dân tộc của đại đa số dân chúng bản xứ. Hay nói theo kiểu các chiến-lược gia Mác xít, là khai thác "yếu tố mâu-thuẫn giữa đế-quốc thống-trị và nhân dân thuộc-quốc."

Lénine, Staline trong các tác phẩm bàn về chiến-lược, sách-lược , Kroutchev mới đây trong báo cáo 6-1-61 về Ðại Hội 81 Ðảng Cộng-sản và Công nhân tháng 11-60 cũng đều nhắc tới nguyên-tắc triệt-để khai-thác các mâu-thuẫn nầy. Mao-Trạch-Ðông khi bàn về mâu-thuẫn cũng xác nhận như vậy ( .Lưu Thiếu Kỳ hồi 1949 cũng viết:

"Trung Hoa (?) ủng-hộ hết mọi cuộc chiến-tranh giải-phóng quốc-gia ở khắp mọi nước thuộc địa"

Các biến-cố ở Cao-Ly (19530, Bắc-Việt (1954), Tây Tạng (1956), kênh Suez (1956), Liban (1958), Algérie, Congo, Cuba, Ai Lao xác-nhận điều đó.

********

Về kỷ-thuật, Cộng-sản phá-hoại bằng kinh-tế, văn-hoá, ngoại giao, hoặc bằng đình-công bãi thị, hoặc bằng các toán du-kích, biệt-kích chuyên môn phá khuấy các đồn biên-giới, cắt đứt đường giao-thông, phá cầu, phá đường, in bạc giả, tiếp tay cho bọn buôn lậu, ám sát các công-chức v.v..

Ðể thi-hành bốn công-tác kỷ-thuật chính-yếu kể trên, Cộng-sản tổ-chức tại khắp nơi các đảng Cộng-sản, mà cán-bộ cốt cán do Mạc Tư Khoa đào tạo và trực-tiếp ra chỉ thị. Hiện nay theo thống-kê của "Ðại Hội các đảng Công nhân và Cộng-sản" họp tháng 11-60, trên khắp thế-giới có tới 87 đảng Cộng-sản . Ðó là chưa kể các tổ-chức có tính-cách quần-chúng do cán-bộ Cộng-sản giật dây, cũng chưa kể một giới tay sai tình nguyện hay vô-tình ủng-hộ chính-sách ngoại-giao - nghĩa là xâm-lăng - của Ðệ tam quốc tế. Kể từ 5-5-1961, nghĩa là từ khi Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Nga cộng thông qua một nghị-quyết đặc biệt "về biện-pháp cải-tiến việc lựa chọn và đào-tạo cán-bộ tuyên-truyền" Cộng-sản Quốc tế đã nghĩ đến việc đào tạo cán bộ tuyên truyền, dự trữ, tổ chức lại các trường Ðại học Marx-Lénine buổi tối, có nhiệm vụ đào tạo cán-bộ tuyên-truyền. Chương-trình ở các trường học đã có những môn đặc biệt về thực-tiển và phương pháp tuyên-truyền:

"Ngoài các ban lịch-sử học, triết-học, kinh-tế học, đã lập thêm các ban kinh-tế học cụ-thể, vô-thần học, quan-hệ quốc-tế và phong-trào Cộng-sản , công-nhân thế-giới "
"Ðể đào tạo lực lượng dư-trử, các thành-ủy, khu-ủy, đảng-ủy của các xí-nghiệp lớn phải tổ-chức những khoá học tại chức với thời hạn một năm.."

Ngoài các trường Ðại-học Marx-Lénine và "nhà học chính-trị", các trường Ðảng, các trường Ðại học đều có thể dùng làm chỗ dựa vật-chất cho các khoá học một năm đào tạo cán-bộ tuyên-truyền nông-thôn..." Tại các trường đảng cao cấp tại các Cộng-hoà, tổ-chức các lớp học liên tỉnh để đào tạo cán bộ tuyên-truyền của các ban chấp-hành Ðảng-bộ. Tại các tổ-chức Ðảng của nước Cộng-hoà xã hội chủ-nghĩa Sô-viết U-cơ-ren, hiện có trên 2500 phòng giáo-dục chính-trị. Ở Mạc Tư Khoa đã có trên 300 phòng và 500 hội-đồng nghiên-cứu phương-pháp tuyên-truyền (9)


Ngoài các trường đào tạo cán bộ Cộng-sản trong các nước thuộc khối Cộng, Nga Sô còn tổ-chức các trường-học có tính-cách quốc-tế với nhãn hiệu "liên lạc", "thân hữu", "hoà-bình" để ảnh hưởng tới thanh-niên trí-thức các dân tộc Á-châu, Phi-châu và châu Mỹ La-Tinh. Trong số các loại trường này phải kể trường "Ðại Học Hữu-nghị các dân-tộc" mới thành lập đầu niên-khoá 1960-1961, có tới 4000 sinh-viên, phần đông là da đen (10) .

Nhờ có một hệ-thống Ðảng chặt chẽ và những trường đào-tạo nhất loạt, thống-nhất, nên hoạt-động của Cộng-sản trên khắp thế-giới rất dễ phối-hợp và dễ theo một đường lối duy nhất. Cán-bộ Ðảng có một số kiến-thức lý-thuyết và thực-hành giống nhau, cùng theo một phương-pháp suy luận như nhau. Các học-viên không Cộng-sản bị nhồi sọ lý thuyết "cách mạng và kỹ-thuật tranh đấu cách-mạng" theo Cộng-sản , cho nên sau này sẽ lệ-thuộc vào đường lối lý-thuyết đó, dù họ có đủ can-đảm đứng ngoài Ðảng.

Tóm lại, về phương-pháp kỹ-thuật, kế-hoạch xâm-lăng của Cộng-sản , chú-trọng đặc-biệt đến 4 công-tác: xâm-nhập, tình-báo, tuyên-truyền và phá-hoại.

Ðể thi-hành 4 công-tác này, Cộng-sản đã đặc biệt khai-thác các yếu-tố cán-bộ, tổ-chức và tâm-lý quần-chúng. Các trường đào tạo cán-bộ mọc lên như nấm. Các đảng Cộng-sản được tổ-chức hầu khắp nơi ,có thể ví như những căn-cứ chiến-lược, trong cuộc chiến-tranh tâm-lý, chính-trị. Tâm-lý quần-chúng được nghiên-cứu tỷ mỷ và đối với mỗi loại tâm-lý Cộng-sản cho áp-dụng một kế-hoạch thu-phục hay đàn-áp thích-hợp.

Nữ sĩ Suzanne Labin, trong cuốn "Chỉ còn 5 phút nữa" sau khi đã làm một cuộc tổng-kê các phương-tiện và hoạt-động của Cộng-sản ở địa-hạt này, đã tóm tắt rằng Cộng-sản đã nổ-lực hơn thế-giới tự-do 100 lần trong cuộc tranh đua tâm-lý (11) . Như vậy, nếu cho đến nay mà Cộng-sản chưa bá-chủ hoàn-cầu, trái lại có rất nhiều đảng Cộng-sản sa sút ở Pháp, Ý, Áo, Nhật, Ấn nhất là Phi-luật-Tân, Mã Lai , Hy-Lạp v.v.. đó là vì một yếu-tố nào khác, chứ không phải vì Cộng-sản thiếu kỹ-thuật xâm-lăng (12) .


Chú-thích của tác-giả
(1) Agitation et Propagande
(2) Il est moins cinq – trang 53 (2e édition)
(3) Il est moins cinq – trang 23, 24 (2e édition)
(4) Hiện nay hãng thông tấn « Tân Trung Hoa » (tức Trung-cộng) đã có cơ-sở ở Ai-cập, Soudan, Liban, Irak, Maroc, Guinée, Ghana, Cuba và Congo (theo Leland Stowe)
(5) Sélection Reader’s Digest, tháng 1-1961
(6)

1.- Hội đồng Hoà-bình thế-giới : trụ sở tại Prague (Tiệp) thành lập năm 1949
2.- Liên Hiệp Nghiệp-đoàn thế-giới : trụ sở tại Prague (Tiệp) thành lập năm 1945
3.- Liên Hiệp Thanh niên Dân chủ thế-giới : trụ sở tại Budapest (Hung) thành lập năm 1945
4.-Sinh-viên Quốc-tế đoàn kết : Prague, 1946
5.- Liên Ðoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế : Ðông Bá Linh (Ðức), 1945
6.- Liên Hiệp nghiệp đoàn giáo gìới quốc tế : Paris, 1945
7.- Hiệp Hội Luật-sư dân chủ quốc tế : Bruxelles (Bỉ), 1949
8.- Liên Ðoàn lao-động khoa-học thế-giới : Londres, 1946
9.- Tổ-chức ký-giả quốc-tế : Prague, 1946
10.- Ðại Hội Y-sĩ thế-giới : Vienne (Áo), 1954
11.- Tổ chức vô-tuyến truyền thanh quốc-tế : Prague, 1946
12.- Liên Ðoàn quốc tế kháng nhân, nạn nhân và tù nhân Phát-xít : Paris và Vienne, 1951
13.- Ủy-ban quốc tế phát-triển thương-mại : Vienne, 1951


(7)

1947 : tại Prague (Tiệp)
1949 : tại Budapest (Hung)
1951 : tại Ðông Bá Linh (Ðức)
1935 : tại Bucarest (Bảo)
1955 : tại Mạc Tư Khoa (Nga-Sô)
1959 : tại Vienne (Áo)


( Xin coi lại phần trên về sách-lược Lénine-Staline-Mao-Trạch-Ðông

(9) Tài liệu của cán-bộ Nga-cộng M.I-va-nốp đăng trong "Những vấn đề hoà-bình và chủ-nghĩa xã hội". Cũng theo tài liệu này thì cho đến năm 1960, Nga Sô đã có 6.800.000 người lao-động ngoài đảng tham-gia các lớp học tập Mác-xít Lê-nin-nít theo hệ thống Ðảng. Những con số này nguyên ở Nga Sô và trong một phạm vi nhỏ thôi. Nếu kể cả hệ-thống giáo-dục và tuyên-truyền ở các nước khác như Trung Cộng , Tiệp-Khắc v.v.. thì con số 20 trường đào tạo cán bộ mà bà Suzanne Labin nói ở cuốn "Chỉ còn 5 phút nữa" là một con số tối htiểu chứ không có gì quá đáng. Xin xem cuốn này (bản chữ Pháp) trang 51. Cũng theo nữ sĩ thì ngay ở Pháp, một nước dân chủ, không phải Cộng-sản mà Cộng-sản cũng có tới 6 trường đào tạo cán-bộ tuyên truyền.

(10) Sau này, sau khi Lumumba (Congo) chết, trường này mới được đặt tên là trường "Patrice Lummumba"

(11) Op. Cit. trang 54. Muốn rõ các chi tiết lý-thú và đáng ngạc nhiên xin coi sách nói trên từ trang 19 đến trang 56.

(12) Một yếu tố khiến Cộng-sản thất bại phải chăng là vì Cộng-sản không có chính nghĩa, hành động trái với lòng NGƯỜI nghịch với lẽ TRỜI

TIM HIEU CAC CHU TRUONG BI MAT CUA VIET CONG VA HO CHI MINH

THAN TICH NHAN QUYEN CUA VIET CONG
Ngày 10-12-2008 tới, toàn thể nhân loại sẽ kỷ niệm 60 năm ra đời Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền vốn đã được 58 Quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua bằng Nghị quyết 217 tại Paris năm 1948. Để thường xuyên nhắc nhớ biến cố này, Ngày Quốc tế Nhân quyền cũng được đặt ra và cử hành cùng lúc. Theo thông lệ, người ta thường đặc biệt kỷ niệm những dịp tròn thập niên: 10, 20, 30 năm… với việc “lập những thành tích chào mừng” (nói theo kiểu Cộng sản). Vậy chúng ta hãy điểm xem tại Việt Nam dưới “thời đại Hồ Chí Minh”, “những thành tích” nào đã được lập để chào mừng biến cố và là cột mốc trọng đại ấy của nhân loại trong những dịp tròn thập niên (tạm gác những năm “lẻ”).
Nhưng trước hết, tưởng cũng nên xem trong chính năm 1948 ấy, biến cố nào quan trọng đã xảy ra trên đất Việt? Thưa đó chính là sự kiện ngày 5 tháng 6 , Hiệp định Vịnh Hạ Long đã được ký kết giữa chính quyền Thực dân Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại cho phép thành lập Quốc gia VN gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp. Trước đó mấy hôm, ngày 2 tháng 6, Chính phủ Trung ương đã quyết định dùng Cờ Vàng ba sọc đỏ làm Quốc kỳ, y như Đại Nam kỳ thời kháng Pháp 1890-1920 ( là lá cờ thể hiện ý chí dân tộc, xác quyết sự vẹn toàn lãnh thổ, nêu cao tinh thần quốc gia). Bằng Hiệp định Hạ Long này và Hiệp định Elysée ngày 8-3-1949, Cộng Hòa Pháp trao trả chủ quyền độc lập cho VN. Đây là bước đầu và nền tảng để thực hiện những điều mà Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền sẽ công bố.
• Dịp kỷ niệm tròn thập niên lần thứ nhất, tức 1958, được đánh dấu bằng việc Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, không cần hỏi ý kiến nhân dân qua Quốc hội (dù là quốc hội bù nhìn), đã ra Công hàm bán nước ô nhục ngày 14-09, công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Trường Sa của Việt Nam. Tiếp đến bằng việc tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp và những nông trường quốc doanh tập thể ở miền Bắc (theo Bernard Fall, Le Viet Minh, Paris, 1960, tr.. 284-287). Sau cuộc Cải cách ruộng đất “lở đất long trời” chấm dứt năm 1956 với máu lệ và tử vong của gần nửa triệu người Việt, với cảnh đời sống nông dân tụt hậu và sản lượng nông nghiệp giảm thiểu, nhà cầm quyền CS đã đưa ra những hình thức tập thể hóa nói trên nhằm khôi phục việc sản xuất lương thực (song cũng thất bại), nhưng nhất là nhằm lấy lại ruộng từ tay các bần nông đã được chia phần, để tích lũy toàn bộ đất đai lương thực vào tay nhà nước hầu chuẩn bị xâm chiếm miền Nam. Mà quả thế, theo những học giả như Gerald C. Hickey và Harold Hinton (HK), cũng từ 1958, cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam (do CS miền Bắc dàn dựng và chỉ đạo) bắt đầu xuất hiện để phá hoại cuộc sống an lành của người dân và nỗ lực xây dựng của chính phủ VNCH. Năm 1958 này cũng là năm nhà cầm quyền CSVN quyết tâm kết thúc vụ án Nhân văn Giai phẩm với Nghị quyết ngày 6 tháng 1 của Bộ Chính Trị do Trường Chinh ký, nhằm mở hai lớp chỉnh huấn cho gần 500 văn nghệ sĩ “học tập”, thực chất là “kiểm thảo tư trưởng” và “xưng tội với Đảng”! Hầu như toàn bộ trí thức đất Bắc đều bị trù dập cuộc sống, mai một tài năng và hết còn khả năng làm đầu óc cho xã hội.
• Thành tích chào mừng Tuyên ngôn dịp tròn thập niên 1968 hiển nhiên là cuộc tổng công kích và thảm sát Tết Mậu Thân. Lúc đó Hồ Chí Minh đã làm một bài thơ chúc Tết đồng thời là phát súng lệnh: “ Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên! toàn thắng ắt về ta ”. Về bài thơ ra hiệu cho cuộc tắm máu đó, “ tiến sỹ” Trần Viết Hoàn đã trâng tráo viết: “ Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, ta được tận hưởng tư tưởng, tình cảm cao đẹp của ác Hồ: yêu nước, yêu dân, tin dân, tin cách mạng, tin vào thắng lợi qua những vần thơ Tết Mậu Thân. Bài thơ đó cho ta soi mình vào tâm đức tổ tiên, học tập và làm theo tấm gương ạo đức Bác Hồ .” (Trích báo đảng “kỷ niệm 40 năm tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân”). K ết quả của tình “yêu nước, yêu dân” đó là ở Huế có 9776 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, 3169 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, hơn 7000 người dân vô tội đã bỏ mạng vì những kiểu cách hành quyết man rợ nhất (theo Lê Trung Thành, Cờ vàng). Chính vì “thành tích vô tiền khoáng hậu” này mà chỉ hơn một năm sau, ngày 02-09-1969, Hồ Chí Minh đã bị gọi sang thế giới bên kia để Thượng Đế và các oan hồn hỏi tội!
• Đến năm 1978, một “thành tích” mới là việc thành lập “Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh trung ương” theo nghị định số 11-CP ngày 17 tháng giêng của Hội đồng Chính phủ. Những nhà tư sản lớn của Sài Gòn thời đó phần lớn đã di tản ra nước ngoài, thành phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ như các chủ xưởng thủ công, chủ nhà in, chủ hiệu thuốc… họ bị buộc phải kê khai tài sản , vốn liếng, tiếp đến bị trưng thu , tịch thu , trưng mua rồi bị cấm kinh doanh, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp. Nhiều cửa hàng nhỏ, tiệm thức ăn, tiệm cà phê vốn liếng chẳng có bao nhiêu cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã. Để thực thi việc cải tạo bất nhân và ngu xuẩn này (mà kẻ chỉ huy là cụ hoạn Đỗ Mười), những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải vào diện “cải tạo tư sản”. Những ông bà chủ chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản” của họ. Tài sản bị niêm phong xong, mọi người trong gia đình nhận quyết định đi “xây dựng vùng kinh tế mới” !!(Theo Wikipedia). Chính chủ trương ăn cướp tàn bạo này đã làm cho miền Nam khánh kiệt theo miền Bắc, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam sụp đổ, khiến không ít người trở nên điên loạn, tự tử và đã buộc hàng trăm ngàn người liều chết vượt biên.
Năm 1978 kết thúc với “thành tích” xâm lăng Campuchia. Ngày 21 tháng 12, theo lệnh Liên xô, lấy cớ cứu dân Campuchia khỏi bị diệt chủng, CSVN tung quân đánh đuổi chính quyền Polpot, lập chính quyền bù nhìn Hunsen, để rồi ở lại cả 10 năm để cai trị. Cuộc xâm lăng trắng trợn này đã gieo đau thương cho dân tộc Khmer, gây nỗi căm thù của họ đối
với dân Việt, tạo cớ cho Trung Cộng xâm chiếm tàn phá nhiều tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, đồng thời khiến Hoa Kỳ thi hành chính sách cấm vận đối với VN.
• “ Thành tích” năm 1988 của CSVN phải nói là đặc biệt. Lần này, tuy chỉ nhắm hai người nhưng đối tượng lại là cả một tập thể hàng mấy triệu. Đó là việc ám sát vị lãnh đạo Công giáo đang cai quản Giáo phận Huế là Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền vào ngày 08 tháng 06 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Vị chức sắc cao cấp này bị giết chỉ vì đã dũng cảm đương đầu với chế độ, dám bênh vực cho quyền của tôn giáo lẫn quyền của con người. Tấm gương của ngài là nguy cơ cho chế độ, vì có thể kéo lôi hàng lãnh đạo mọi tôn giáo và cả tập thể mọi giáo hội. Thứ đến là việc phóng thích rồi quản thúc một chức sắc Công giáo khác vốn cũng là khuôn mặt lãnh đạo tầm cỡ khiến CS e sợ là Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận vào ngày 21-11-1988 sau khi đã giam tù và quản chế ngài 13 năm ròng rã (từ 15-8-1975). Cuối cùng CS trục xuất ngài khỏi Việt Nam năm 1991. Kiểu cách triệt hạ lãnh đạo tinh thần đầu tàu để khống chế toàn bộ tôn giáo như thế là đường lối mà các chế độ Cộng sản vẫn thường áp dụng, như đối với các Hồng y Cung Phần Mai tại Trung Quốc, Mindszenty tại Hungari, Slipyj tại Ukraine, Stepinac tại Nam Tư, Todea tại Albani, Tomasek tại Tiệp Khắc, Wyszynski tại Ba Lan trong các thập niên 1950 đến 1980.
• “ Thành tích” năm 1998 của CSVN chính là việc khẩn trương hoàn thành các Hiệp ước lãnh thổ và lãnh hải sẽ ký kết trước khi thế kỷ 20 chấm dứt, khiến Việt Nam mất gần 1000 km2 đất liền và hơn 10.000 km2 biển cả. Theo báo chí kể lại, trong năm 1998 và 1999, khi gặp tổng bí thư Lê Kh ả Phiêu ở Bắc Kinh, tổng bí thư Giang Trạch Dân đã thúc giục rằng : cuộc đàm phán Việt Trung không nên kéo dài mà phải sớm kết thúc. Lê Khả Phiêu đã nhanh nhẩu đồng ý, và phía TQ ghi nhận điều ấy như một cam kết để buộc các đoàn đàm phán phải thực hiện bằng được, trên thực tế là ép đoàn VN phải nhượng bộ những đòi hỏi của TQ. Quả nhiên việc ký 2 Hiệp ước đã diễn ra vào sát những ngày cuối năm. Hiệp ước về đất liền vào ngày 30-12-1999 và Hiệp ước về Vịnh Bắc bộ vào ngày 25-12-2000, đang khi nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng hợp lẽ. Chính sự dễ dãi nhẹ dạ này của Lê Khả Phiêu cộng với sự toa rập của bộ Chính trị đã, đang và sẽ bị nhân dân lẫn lịch sử kết án tội “ bán đất, dâng biển cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.
• “ Thành tích chào mừng” kỷ niệm Tuyên ngôn năm 2008 trước hết chính là “Cuộc diễn hành kỷ niệm 40 năm tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân” sáng ngày 1 tháng 2 tại dinh Thống nhất (dinh Độc lập cũ) ở Sài Gòn, mà thực chất là việc các lãnh đạo CS cùng đồng đảng trâng tráo nâng ly ăn mừng một cuộc thất trận nhục nhã, một cuộc tàn sát man rợ, một màn lừa dối đểu cáng và một sự chà đạp những giá trị tinh thần của dân tộc. Tiếp đến, rải dài trong năm là bao cuộc đàn áp nông dân khiếu kiện đòi ruộng vườn, công nhân đình công đòi đủ lương, tín đồ cầu nguyện đòi cơ sở, sinh viên biểu tình đòi đất tổ, ký giả viết báo đòi công lý, các nhà dân chủ giăng biểu ngữ đòi nhân quyền… Đặc biệt hơn hết là vụ xử án 8 giáo dân Thái Hà hôm 08-12 tới, áp ngày kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn, về tội gọi là “gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản” bởi chính một chế độ đang cướp bóc tài nguyên quốc gia, tài sản tôn giáo và của cải nhân dân, bởi chính một tập đoàn lãnh đạo đang đẩy đất nước vào cơn suy thoái mọi mặt, xã hội vào cơn khủng hoảng trăm bề và dân tình vào cơn hỗn loạn thống khổ triền miên.
Đọc lại từ đầu đến cuối Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 rồi nhìn lại Việt Nam từ hơn 60 năm qua, thật là cả một trời một vực. Không có điều khoản nào trong 30 điều khoản mà Cộng đảng VN (và mọi cộng đảng khác) lại không vi phạm ở một mức độ mà mọi chế độ bạo tàn tự cổ chí kim phải chào thua!
Sách lược xâm lăng của CSHơn 40 năm trước đây, trong cuốn Sách lược xâm lăng của CS, chúng tôi đã có dịp phân tích 4 loại sách lược thường được Cộng sản dùng để thôn tính các nước là mặt trận, liên hiệp, trung lập, hòa bình.
Hòa bình là một vũ khí, một chiến lược, một mặt trận đánh vào đối phương, để chia rẽ, phân hóa, làm cho đối phương mất hết ý chí chiến đấu, trong khi Cộng Sản tiếp tục tấn công. Tác động của các phong trào phản chiến tại miền Nam Việt Nam và tại Mỹ trước đây là minh chứng cụ thể về sự vận dụng vũ khí hòa bình.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngay trong lúc nêu chủ trương sống chung hòa bình, lãnh tụ Liên Xô Nikita Khrutshchev vẫn tuyên bố “muốn sống đến ngày được thấy ngọn cờ đỏ bay phất phới khắp năm châu”. Cũng chính Khrutshchev đã ra lệnh đàn áp phong trào đấu tranh tách khỏi vòng kiềm chế Liên Xô của nhân dân Ba Lan (vụ Poznan) và nhân dân Hung Gia Lợi (vụ Budapest). Lãnh tụ Cộng Sản Trung Cộng Chu Ân Lai nêu năm nguyên tắc sống chung hòa bình tại hội nghị Băng Đung 1955 không ngoài mục đích ru ngủ và bó tay các quốc gia Ai Cập, Nam Dương, Ấn Độ… đồng thời phân hóa đối thủ, giảm thiểu lực lượng chống Cộng trên thế giới trong khi phe Cộng Sản không lơi tay súng.
Liên hiệp là mượn danh nghĩa sống chung để xâm nhập, lũng đoạn, xuyên tạc, ám toán nhắm đánh phá, tiêu diệt người bất đồng chính kiến. Các đoàn thể từng tham gia chính phủ liên hiệp Việt Minh trong năm 1946 sẽ không bao giờ quên nổi bài học đắng cay, thấm thía về liên hiệp. Hồ Chí Minh nhân danh “đoàn kết” lập chính phủ liên hiệp để triệt tiêu lý do chống đối của các phe đối lập đồng thời trình diễn bộ mặt “hòa hợp dân tộc” trước các cường quốc Tây Phương. Nhưng cùng lúc đó, các đoàn thể chấp nhận liên hiệp với Cộng Sản Việt Nam đã lập tức trở thành những miếng mồi ngon vì lâm cảnh ngộ ngồi chung với bầy sói.
Trung lập là cô lập đối phương. Bài học về hiệp ước Genève 1962 trung lập hóa Ai Lao là bài học tiêu biểu về trung lập. Ai Lao trung lập có nghĩa là Ai Lao bị cô lập, và miền Nam VN bị cô lập theo. Bởi, các nước không được quyền giúp phe quốc gia Ai Lao trong khi Cộng Sản Việt Nam không ngừng hỗ trợ cộng sản Ai Lao tấn công phe quốc gia.
Cộng Sản còn dùng Ai Lao làm bàn đạp xâm nhập đánh phá miền Nam Việt Nam. Đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua lãnh thổ Ai Lao “trung lập” trở thành con đường bất khả xâm phạm của Cộng Sản. Các nước ký kết bắt buộc phải tôn trọng chữ ký của mình trong khi Cộng Sản coi mọi phương tiện đều tốt. Nói dối, vi phạm hiệp ước… là điều cần làm vì lợi ích của đấu tranh giai cấp – cứu cánh biện minh cho phương tiện.
Mặt trận nhằm tập họp vào hàng ngũ do CS lãnh đạo những thành phần yêu nước đang đấu tranh giành độc lập dân tộc để lợi dụng, khai thác cho mục tiêu tận diệt mọi giai cấp chống lại giai cấp vô sản mà đảng CS tự ban cho mình vai trò đại diện với tư cách đội tiền phong.
Với quan niệm chiến tranh thường trực trong giai cấp đấu tranh và chiến lược toàn cầu của CS nhắm đánh đổ tư bản, mặt trận dù xưng danh là Độc Lập Đồng Minh cũng không bao giờ thực sự đấu tranh vì Độc Lập dân tộc mà chỉ là sách lược giai đoạn vận dụng chiêu bài Độc Lập dân tộc để giành quyền chuyên chính vô sản.
Danh nghĩa mặt trận sẽ giúp Cộng Sản thu hút đông đảo quần chúng vào vòng chi phối đồng thời có thể buộc hết thẩy khép mình dưới kỷ luật sắt như binh sĩ trong một trại quân.
Ý đồ vận dụng Mặt Trận Việt Minh để tập họp mọi thành phần quần chúng, biến thành lực lượng đấu tranh lâu dài cho mục tiêu chuyên chính vô sản còn biểu hiện qua các nghị quyết và chỉ thị đưa ra trong Hội Nghị kỳ 8 Trung Ương Đảng. Các chỉ thị này đã nêu rõ nhiệm vụ của Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc là tổ chức và phụ trách Đội Thiếu Niên Tiền Phong và Hội Nhi Đồng Cứu Vong để tập họp thế hệ nhỏ vào mục đích dự bị cho cuộc đấu tranh. Chỉ thị này còn được biến thành một điều khoản trong điều lệ của Hội Nhi Đồng Cứu Vong (14).
Tóm lại, nhìn từ khía cạnh chiến lược sách lược Lênin và qua các Nghị Quyết của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, dù Mặt Trận Việt Minh qui tụ rộng rãi các thành phần dân chúng và có mặt nhiều phần tử yêu nước, vẫn không thể xác định là một lực lượng đấu tranh yêu nước hình thành do yêu cầu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
Douglas Pike coi sách lược mặt trận dân tộc là biểu hiện một thiên tài về tổ chức đấu tranh. Chỉ giới hạn trong phạm vi hành động thì lời khen của Douglas có thể có cơ sở, ngoài ra, sẽ là một lời ca tụng mù quáng.
Vì sách lược này không phải phát kiến của Hồ Chí Minh mà được đề ra bởi Lênin. Hồ Chí Minh chỉ là người thi hành chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế và tính chất này đã là nền tảng để Duncanson đánh giá “phong trào cộng sản ở Việt Nam khác với các phong trào chính trị về một phương diện quan trọng: nó là một phong trào khuynh đảo phát động từ bên ngoài do chính phủ Liên Xô dùng làm khí cụ quấy phá Pháp.”
Do đó, Duncanson cho rằng ĐCS Đông Dương không bao giờ là một lực lượng đấu tranh yêu nước mà trái lại, còn gần như một lực lượng chống--những-người-yêu-nước-chống-thực-dân (almost anti-anti-colonial).
Mặt Trận Việt Minh do Đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập và nắm quyền chỉ đạo nên kết luận của Duncanson cũng là lời bác bỏ sự xác định lý tưởng dân tộc của Hồ Chí Minh dựa trên chủ trương được quảng bá của Mặt Trận này.
Đặt vấn đề vào thực tế, chỉ có thể coi Mặt Trận Việt Minh là phát kiến của Hồ Chí Minh trong giới hạn ý đồ vận dụng danh xưng Việt Minh. Vì từ 1935, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội với tên gọi tắt Việt Minh đã được Hồ Học Lãm thành lập tại Nam Kinh. Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, Hoàng Văn Hoan ghi rõ nhiều chi tiết về tổ chức này của những người quốc gia yêu nước tại Hoa Nam.
HCM da am sat HNL va cuop to chuc nay

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

BAN TONG KET TOI AC HO CHI MINH VA DONG BON VIET CONG

Tội Ác Của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nguyễn Văn Lợi
(VNN)
Nhắc tới tội ác của Cộng Sản Quốc Tế (CSQT) nói chung và tội ác của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) nói riêng, có thể nói hầu hết mọi người Việt Nam, chẳng còn ai mơ hồ về bản chất tàn bạo của chế độ này, vì không nhiều thì ít, chúng ta đều là nạn nhân của chúng.
Bản chất tàn bạo đó đã được chính ông tô? CS là Mác Lênin xác nhận là rất cần thiết để tiến hành cuộc cách mạng xây dựng nền chuyên chính vô sản. Theo Mác, muốn xây dựng nền chuyên chinh vô sản, cần phải đạp đổ tất cả những gì hiện có, mà muốn đạp đổ mọi thứ thì phải có những con người không có gì cả như tiền của, gia đình, vợ con v.v... để mất. Do đó, cần có một đội ngũ cán bộ xuất thân từ những con người vô sản trong giới bần cố nông và công nhân. Tuy nhiên, Mác cũng nhận ra rằng, trong giới vô sản cũng có những người lương thiện không thể làm điều ác để có thể đạp đổ tất cả. Cho nên muốn xây dựng chế đô. CS thành công thì phải sử dụng những thành phần bất lương, côn đồ, hung dữ trong giới vô sản, vì chỉ những thành phần này mới có thể tận dụng bạo lực để trở thành cán bộ cách mạng của giai cấp vô sản.
Ta hãy điểm qua một số thành phần lãnh đạo tiêu biểu trong ĐCSVN làm ví dụ. Từ Hồ chí Minh (HCM), lãnh tu. CSVN, với bản chất độc ác lưu manh, lường gạt (mà nhiều người đã biết) giống như tên bạo chúa Stalin, đến ông sú chột Lê Đức Anh, gốc cai thầu chuyên đánh đập công nhân cao su của Pháp. Từ anh thiến lợn Đỗ Mười với bản chất đồ tể có sẵn đến tên Trần quốc Hoàn, một gã côn đồ lưu manh chuyên nghề đánh thuê chém mướn ở Hải Phòng ta sẽ thấy rõ điểm đó. Điều quan trọng cần biết rõ về HCM khi ông ta chỉ là một tên phản quốc chứ không phải là người thương dân yêu nước như có người lầm tưởng, nên dân tộc ta phải chịu biết bao khổ đau chồng chất suốt 76 năm nay. Việc HCM là tên phản quốc đã được chính văn khố của Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Bang Sô Viết tiết lộ năm 1991 sau khi Liên Sô sụp đổ. Theo tài liệu ghi rõ thì HCM đã được Đệ Tam CS quốc tế huấn luyện có trả lương kể từ năm 1924 để thi hành việc cộng sản hoá toàn cõi Đông Dương bao gồm cả Mã Lai và Thái Lan theo lệnh của Stalin. Ta cũng thấy rõ nét bản chất phản quốc của HCM khi ông ta xin học trừơng Pháp để mong làm tay sai cho Pháp nhưng không thành. Cũng với bản chất tay sai, đàn em là Tố Hữu chỉ khóc Stalin khi hắn chết, mà không có một giọt nước mắt cho Tổ Tiên và đồng bào của mình v.v....
Tội ác CSVN kể ra thì nhiều vô cùng tận và toàn là những tội rất nặng, đến nỗi lá rừng ghi không hết và nước đại dương rửa cũng không thể sạch. Đó là những tội ác mang đặc tính diệt chủng chống nhân loại. Những tội điển hình như vụ: Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng, Tết Mậu Thân 1968, Tù Cải Tạo sau 1975, Bán Đất Dâng Biển cho ngoại bang v.v... Dĩ nhiên, chúng ta không thể viết từng chi tiết của mỗi tội cũng như không thể viết hết tội ác của chúng trong phạm vi bài này, mà chỉ có thể kể tóm tắt một số tượng trưng mà thôi.
Tội ác đầu tiên khi HCM vừa áp đặt chủ nghĩa CS trên đất VN là thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1930-1931. Trong thời kỳ này, khẩu hiệu được áp dụng triệt để là: Trí, Phú, Địa, Hào phải đào tận gốc trốc tận rễ. Nghĩa là, CSVN chủ trương là phải tiêu diệt bốn thành phần này thì giới vô sản như bần cố nông và giai cấp công nhân mới lãnh đạo được phong trào CS trên đất nước. Trong một xã hội dân chủ pháp trị, ai giết vô cớ dù chỉ một người thôi cũng phải đền mạng. Nhưng với xã hội VN ở thời kỳ này, việc giết bốn thành phần trên khi gặp ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào mà không cần xét xử, không cần biết đúng sai tốt xấu, có tội hay không có tội, chỉ là "chuyện bình thường". Chính cái tưởng là chuyện bình thường nhưng vô cùng "dã man" ấy đã nhân tội ác lên đến trăm ngàn lần so với xã hội có luật pháp nghiêm minh.
Tội ác kế tiếp là Cải Cách Ruộng Đất (CCRD) từ năm 1949-1956 ở miền Bắc VN. Với dân số khoảng 16 triệu người thời bấy giờ, CCRD đã giết oan 173,008 thường dân vô tội theo thống kê trong cuốn "Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000", do Viện Kinh Tế VN CS mới xuất bản trong nước. Xem thế thì cứ chưa tới 100 người, có một người bị giết. Đây là một thời kỳ kinh hòang cho toàn xã hội miền bắc.
Nói đến tội ác trong CCRD, ông Nguyễn Minh Cần, cựu phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Thành Phố Hànội, cho biết là có bốn nét chính nổi bật nhất cần quan tâm. Đó là:
Thứ nhất. Tội tàn sát thường dân vô tội - tội ác chống nhân loại. Người nông dân VN vốn hiền hòa, chất phác, đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp cho đảng, bỗng dưng bị đảng giáng cho một đòn chí mạng. Tầng lớp năng nổ, giỏi, biết làm ăn thì bị gán cho là địa chủ, cường hào ác bá, bị triệt hạ hết đường sinh sống. Những cán bộ của đảng ở nông thôn, đã từng vì đảng mà chịu nhiều hy sinh cũng bị quy là phản động, gián điệp, Việt gian v.v... để rồi bị trừng trị, bị bắn giết man rợ.
Thứ hai. Tội phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy ngàn năm của dân tộc. Truyền thống hiếu hòa, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, lá lành đùm lá rách đầy tình người, rất đậm đà ở nông thôn VN được dân ta xây dựng hàng ngàn năm đã bi. CSVN phá vỡ trong thời kỳ CCRD.
Thứ ba. Tội phá hoại luân thường đạo lý dân tộc. Trong lịch sử dân tộc VN, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên cách quái đản như trong thời kỳ CCRD. Con cái phải bịa chuyện gian dối đấu tố cha mẹ (mà Trường Chinh đã đấu tố cha ruột đến chết để làm gương). Vợ chồng, anh em phải đấu tố lẫn nhau. Hàng xóm láng giềng phải tìm cách vu khống, nói xấu gây căm thù, giáng hoạ cho nhau. Kẻ bị đấu tố bị trói, bắt qùi gục mặt như một tội nhân trước đám đông bao quanh, chịu đủ loại cực hình, phải gọi người đang đấu tố mình là ông là bà và phải xưng là con dù người đó chỉ là đúa con nít hay nó chính là con mình. Người đứng ra đấu tố thì gọi nạn nhân là "mày", là "thằng nọ", "con kia" rồi mắng nhiếc đủ điều thô tục v..v.. Cuối cùng nạn nhân bị giết bằng nhiều cách như xử bắn, hay chôn toàn thân xuống đất chỉ hở cái đầu, rồi dùng trâu kéo cầy cho đứt cổ nạn nhân trước sự chứng kiến của quần chúng, kể cả thân nhân cũng buộc phải chứng kiến dể tạo khủng bố tinh thần; nhiều người nhất là trẻ em bắt phải chứng kiến đã khóc ré lên rồi ngất xiu?, nhiều trường hợp người trong gia đình nạn nhân bị điên loạn mất trí, con cái bơ vơ không nơi nương tựa v.v... Thật là một bi kịch hãi hung! cảnh địa ngục trần gian!!!
Thứ Tự Tội phá huỷ truyền thống tâm linh và văn hóa dân tộc. Trước CCRD, các nhà thờ, nhà chùa, đình làng v.v.. đều có ruộng đất riêng để lo sửa sang tu bổ nơi thờ phượng, cúng tế hàng năm, cũng như nuôi sống tu sĩ, và nhân sự chăm lo việc chung... Nhờ thế hoạt động tôn giáo tâm linh, từ thiện được điều hòa. Với CCRD, ruộng đất bị trưng thu để chia cho nông dân, các nơi thờ tự đình làng trở nên điêu đứng, cuộc sống tâm linh hoàn toàn bị xóa bỏ. Chữ "thiện" chữ "nhân" chẳng còn ai nhắc đến.
Tóm lại trong CCRD, nhiều người vô tội đã chết oan, có người tự tử vì qúa sợ hãi, vì bị vu khống. Những tiếng thét oan khiên, máu đổ ra khắp nơi, nước mắt khô cạn vì không còn để chảy. Nhiều người lúc ấy chỉ mơ ước được làm con chó hay con mèo cho yên thân... CCRD là một tội ác phản thiên nhiên, phản vũ trụ, vì nó đã bắt con người, dù có trí khôn hơn con vật, phải giết chết cả những người thân yêu nhất của mình như cha mẹ, vợ chồng con cái. Hành động trên còn thua xa cả loài lang sói, vì lang sói không bao giờ giết chết hay ăn thịt đồng loại.
Những năm 1956-1958, một số đảng viên trí thức như Trần Dần, Nguyễn hữu Đang, Lê Đạt bị bắt giam tù đầy trên 20 năm vì "tội" lập ra tờ báo "Nhân Văn" và "Giai Phẩm". Năm 1959, CSVN thi hành chính sách cướp bóc tài sản và các tư liệu sản xuất dưới hình thức "công tư hợp doanh" ở thành thị và "hợp tác xã nông nghiệp" ở nông thôn.
Năm 1961, CSVN đánh vào các tôn giáo và khủng bố các vị tu hành, phá chùa, nhà thờ hoặc sử dụng vào các mục đích ngoài tôn giáo.
Trong cuộc chiến xâm lăng miền nam trước 1975, VC đã thủ tiêu hàng ngàn viên chức chính phu? VNCH ở vùng mất an ninh. Đã chôn sống hơn 3000 thường dân vô tội ở Huế hồi Tết Mậu Thân năm 1968. Đã bắn hỏa tiễn vào đại lộ kinh hoàng giết cả chục ngàn người dân vô tội vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Đã pháo kích vào trường Tiểu Học Cai Lậy giết hàng trăm em học sinh trên dưới 10 tuổi vào năm 1974. Có thể nói, người dân miền Nam sợ chúng như sợ thần chết, hễ chúng tới đâu là người ta tìm cách chạy trốn về phía quân đội VNCH để tìm sự che chở.
Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, VC hành hạ các quân cán chính VNCH trong các nhà tù nơi rừng thiêng nước độc nguỵ trang là trại cải tạo. Tù nhân bị lao động khổ sai, bị tra tấn, hành hạ đến suy nhược cả tinh thần lẫn thể xác, thần kinh luôn luôn bị căng thẳng, lao động qúa sức lại thiếu ăn, đau không cho thuốc men, khiến cả ngàn người đã bị chết. Mặt khác, theo kết qủa điều tra của hai giáo sư đại học Jackson và Desbarats thì có ít nhất 65,000 người bị hành quyết trong các trại tù từ 1975-1983, đó là con số khiêm nhường, thật ra nó còn ghê gớm hơn nữa. Trong khi chồng bị tù tội, thì vợ con ở nhà bị tịch thu nhà cửa và đuổi đi vùng kinh tế mới, hoặc sống lê lết bên lề đường hay dưới gầm cầu cống rãnh. Con trai của họ không được vào đại học dù là học sinh xuất sắc, mà bị bắt di lính. Đã có khoảng 60,000 người là con em của thành phần này bị chết trên chiến trường Cambốt hay biên giới Việt Trung, và khoảng hơn 100,000 người bị tàn phế. Trong khi con gái của họ rơi vào cảnh phải làm điếm để phụ giúp mẹ và các em.
Cũng sau một thời gian ngắn cưỡng chiếm miền Nam, CSVN đã biến cả nước thành nhà tù vĩ dại dưới tên "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam"; chúng tiến hành cải tạo xã hội miền nam, mà theo cựu Đại Tá cộng sản Bùi Tín, thì đó thực chất chỉ là ăn cướp tài sản của nhân dân, xóa sạch nền kinh tế thị trường tiến bộ và phá nát hạ tầng cơ sở có sẵn của miền Nam, khiến cả nước lâm vào cảnh đói nghèo lạc hậu có ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay. Ông Bùi Tín còn kết án chế đô. VC độc ác vô nhân, vì đã hành hạ hèn mạt quân cán chính VNCH khiến nhiều người phải chết trên rừng thiêng nước độc như trên đã nói, đã phá nát nghĩa trang quân đội và thu vàng bán bến, gỉa vờ cho phép người vượt biển ra đi để tịch thu tài sản của họ, nhưng sau đó lại cho lính bắn chìm ghe vượt biển, giết hại nhiều đồng bào vô tội.
Giữa năm 1978, VC mở chiến dịch đánh tư sản mại bản để cải tạo công thương nghiệp, chúng đã ăn cướp tài sản của hơn 40,000 gia đình của người dân miền Nam, khiến họ trở thành trắng tay và phải liều chết vượt biên vượt biển ra đi tìm tự do, tạo nên phong trào thuyền nhân bi hùng nhất trong lịch sử nhân loại; với nửa triệu người chết trên biển cả đã làm rúng động lương tâm nhân loại khi một số quốc gia đã kéo thuyền người tị nạn ra biển không cho cập bến khiến họ phải chết. May mắn thay, Liên Hiệp Quốc biết được chuyện này nên LHQ đã phải họp khẩn ở Geneve ngày 14/11/1978 gồm 71 quốc gia tham dự để tìm phương cách giải quyết. Kết qủa là LHQ đã tuyên bố vấn đề thuyền nhân VN là vấn nạn chung của thế giới và yêu cầu các quốc gia nếu có thuyền nhân cập bến thì phải tiếp nhận và giúp đỡ dưới sự bảo trợ của LHQ
Theo một thư tố cáo chưa được công bố, viết ngày 18/4/04 tại Virginia, HK, mà nhân chứng là Ông Trần H và Ông Hoàng Qúy cho biết thì để tạo lý cớ xâm lăng CamBốt năm 1978, CSVN đã đạo diễn tấn thảm kịch cực kỳ dã man, tàn bạo và ghê tởm. Đó là, đêm 18/4/1978, VC đã tập trung mọi người vào các chùa và trường học, không phân biệt già trẻ lớn bé nam nữ và tắm máu 3,157 dân làng Ba Chúc ở biên giới Việt Miên rồi đổ tội cho Khmer Đỏ. Hành động ném đá dấu tay của bọn VC giết người nêu trên là để đánh lừa dư luận. Hành động ấy đã đến lúc cần phải được cho ra ánh sáng để công luận xét xử.
Tội ác kế tiếp là đảng CSVN đã bán đất đai và nhượng biển của tổ tiên cho Trung Cộng. Tội ác ấy đã được Thủ Tướng CSVN Phạm văn Đồng chính thức công nhận qua văn thư nhượng đảo và biển gửi cho Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai ngày 14/9/1958: "Chính Phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa". Với bản chất bán nước của CSVN, ngày 30/12/1999, Hànội đã bí mật ký kết với Trung Cộng Hiệp Định Về Biên Giới Trên Đất Liền. Và ngày 25/12/2000 ký Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá Trong Vịnh Bắc Bộ. Qua những hiệp định này, Việt Nam đã bị mất về tay Trung Cộng 720 Km vuông biên giới phía bắc VN, và 11.000 Km vuông Vịnh Bắc Việt, mất nguồn cá và các loại hải sản quan trọng nuôi sống dân VN, và mất tìềm năng dầu khí dưới lớp thủy tra thạch trong vịnh. Tội ác bán nước được tiếp diễn khi VC bắt bỏ tù Luật Sư trẻ tuổi Lê Chí Quang khi ông kêu gọi nhà cầm quyền hiện nay trong tiểu luận nổi tiếng "Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều".
Hiện tại, từ kế hoạch xuất cảng lao động ra nước ngoài đến nạn buôn bán phụ nữ làm cô dâu Đại Hàn & Đài Loan cũng như nạn buôn bán trẻ em dưới vị thành niên sang Cambốt để làm điếm, mà VC chủ trương để lấy tiền bỏ túi, đang là mối sỉ nhục lớn cho dân tộc VN mà những ai quan tâm đều cảm thấy đau xót. Rõ ràng là nhà nước VC không quan tâm đến dân tộc và đất nước mà chỉ quan tâm làm sao giữ được độc quyền cai trị để có đặc quyền đặc lợi.
Tổng quát, kể từ khi HCM áp đặt chủ nghĩa CS phi nhân bản phản dân tộc trên đất nước ta năm 1930 cho đến nay, Đảng CSVN đã gieo rắc biết bao tai họa cho dân tộc và đất nước mà hậu qủa hiện nay là sự suy đồi về cả vật chất lẫn tinh thần với sáu nan đề chính mà dân tộc VN phải đối diện và giải quyết. Đó là: tàn phá môi sinh, băng hoại đạo đức, phân cực giầu nghèo, thiệt hại lãnh thổ, bất công xã hội, và thất thoát tài sản quốc giạ
Điều đau xót và đáng quan tâm mà mọi người Việt Nam yêu nước phải suy nghĩ là hiện tại dân tộc và đất nước VN nghèo nàn và tụt hậu nhất so với các nước láng giềng. Chính Thủ Tướng VC Phan văn Khải trong kỳ họp Trung Ương Đảng CSVN từ 6-13/1/04 đã thú nhận trước cử tọa: "...VN cần 20 năm nữa mới theo theo kịp Thái Lan...", nên nhớ Thái Lan trước năm 1975 chả hơn gì nếu không muốn nói là thua VNCH. Tháng 9/05, cũng chính Khải tái xác nhận trước nhiều viên chức chính phủ và một số nhà kinh doanh tại Hànội là VN cần 15 năm nữa mới theo kịp Thái Lan. Ông Khải đưa ra những dữ kiện để hỗ trợ cho kết luận trên như phiá VN có lợi tức bình quân đầu người (BQĐN) là 400 dollars/năm với tỉ số phát triển là 8%, trong khi Thái Lan có lợi tức BQĐN là 1650 dollars/năm với tỉ số phát triển là 5%. Thật ra qua hai lần thú nhận trên ta thấy rõ ông Khải có ba điều sai mà ông ta không biết, Thứ nhất, chưa đầy hai năm (1/04-9/05) mà VN đã phát triển và rút ngắn khoảng cách với Thái Lan được ba năm mà không chứng minh được là không đúng. Thứ hai, khi có tiền thì sẽ đẻ ra tiền, Thái Lan giầu hơn VN, họ sẽ dùng tiền đó để phát triển nhanh hơn VN gấp nhiều lần, nghĩa là BQĐN của họ sẽ tăng chứ không phải mãi mãi là 1650 đôla /năm để chờ ta theo kịp họ sau 15 năm. Thứ ba, nếu ta lấy các dữ kiện ông Khải cung cấp để làm bài toán thì ta có kết qủa là cần hơn 50 năm chứ không phải 15 năm với điều kiện là các số đó không thay đổi, đây là điều không thể xẩy ra.
Có một điều chúng ta cần quan tâm là lãnh đạo VC xuất thân từ giới nông dân & công nhân như trên Mác đã khẳng định, họ chỉ có khả năng bắn giết chứ không có khả năng xây dựng đất nước vì kiến thức kém, nên đất nưóc bị tụt hậu như ngày nay là lẽ đương nhiên, và ông Khải có nhận thức sai cũng chỉ là điều dễ hiểu.
Qua những dữ kiện trên, chúng ta thấy tội ác mà CSVN đã phạm thật vô cùng to lớn, và những tội ác ấy vẫn tiếp tục tái diễn nếu ngày nào CSVN vẫn còn thống trị dất nước. Đây là điều không một người dân VN nào có thể chấp nhận kể cả những đảng viên VC yêu nước dù dã thức tỉnh hay chưa. Điều quan trọng là phải làm sao để mọi người VN nhìn ra để không vô tình tiếp tay nuôi sống chế độ này. Khi mọi người nhìn thấy tầm mức tai hại của những tội ác này thì sẽ nỗ lực tiêp tay gỡ bỏ nó. Mặt khác, với một đất nước mà đa phần là giới trẻ trong khi cộng đồng ở hải ngoại đã bước sang thế hệ thứ ba, thì nhu cầu soi rọi sự thật lịch sử để giới trẻ thấy rõ tội ác của CSVN; và giai đoạn đen tối nhất của lịch sử đất nước trong 7 thập niên qua cần phải được chấm dứt, để đất nước có điều kiện tiến lên ngang hàng với thế giới trong thế kỷ 21 này. Đây là trách nhiệm nặng nề của tất cả con dân VN yêu nước.
Đối với thế giới, những tội ác của CSQT cũng đã gây khốn khổ cho nhân loại không ít, và những tội ác ấy cũng đã bị nhiều người kết án. Trong tài liệu "Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản" của sử gia Pháp là ông Stephane Courtois, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu về Khoa Học của Pháp, ông Stephane đã vạch ra một cách chính xác về tội ác của CS. Đây là một bức tranh đen tối của lịch sử nhân loại mà theo ông, phải vạch ra để trả lại danh dự cho những người đã chết vì chủ nghĩa CS. Sau khi liệt kê những lãnh tu. CS tàn ác nổi tiếng trên thế giới như Lenine, Staline, Mao, Hồ chí Minh, Castro v.v..., ông đưa ra nhận xét: "... Vượt lên trên mức độ tội ác cá nhân hoặc tàn sát cục bộ địa phương theo hoàn cảnh, các chế dô. CS củng cố quyền hành bằng cách nâng việc tàn sát quần chúng lên hàng chính sách cai trị..."
Ngày 25/1/06 vừa qua, Hội Đồng Âu Châu(HĐÂC), một cơ chế gồm 46 nước thành viên, đã thông qua bản Nghị Quyết 1481, nhấn mạnh đến nhu cầu cả nhân loại cần lên án và phơi bầy các tội ác của những chế độ cộng sản toàn trị. Mặc dù Trung và Đông Âu không còn CS, nhưng HĐÂC vẫn có nhu cầu này vì những tội ác CS vẫn chưa được điều tra và những hung thủ chưa bị đem ra xét xử trong khi một số nước vẫn còn bị thống trị của bọn CS ác ôn này nên vẫn là mối đe dọa cho cả nhân loại. Đối với người VN, nhu cầu lên án những tội ác của chế đô. CS không những để cho dư luận toàn thế giới biết dến, mà còn cho chính người VN, nhất là những người còn mơ hồ về tội ác của CSVN giác ngộ. Một lần nữa, kẻ viết xin mọi người cùng tiếp tay phổ biến rộng rãi Nghị Quyết 1481, Qúi vị có thể vô web: queme.com để lấy tài liệu nghị quyết này.
Tháng 12/05 những nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung Quốc mới ra mắt một cuốn sách tại Hoa Thịnh Đốn. Sách có tên là "Cửu Bình" tức là chín bài bình luận về những tội ác của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc kể từ khi chúng thống tri. Trung Hoa, mà tác gỉa là những người có qúa khứ là cộng sản. Trong cuốn đó đã lột hết tất cả những sự lưu manh tàn ác đối với dân tộc Trung Hoa của đảng CS Trung Quốc. Sách được đưa lậu vào lục địa từ Hồng Kông và bí mật chuyển đến tay những đảng viên cộng sản. Kết qủa là chỉ trong vòng một năm rưỡi đã có sáu triệu rưỡi (6.5 triệu) đảng viên, tức khoảng 10% đảng viên trả lại thẻ đảng. Đây là một kết qủa ngoài dự trù. Việt Nam chúng ta hiện nay cũng không thiếu những nhà đấu tranh cho dân chủ mà qúa khứ cũng từng là đảng viên của CSVN như ông Hoàng Minh Chính, Phạm quế Dương, Bùi Tín v.v... mà đa số là những người đã có những bài viết giá trị. Nếu tất cả chúng ta, mỗi ngừơi một tay cùng tìm cách chuyển những bài viết của họ vào trong nước cho cán bộ đảng viên VC cùng đọc thì tôi tin cũng sẽ có những người trả lại thẻ đảng như đảng viên Trung Cộng đã làm. Hàn Phi Tử có câu: "Nước mất mà không biết là bất trí. Biết mà không lo liệu là bất trung. Lo liệu mà không liều chết là bất dũng". Qua gần 5000 năm giữ nước và dựng nước, cả ba cái bất trên, dân tộc anh hùng Việt Nam không có cái nào cả.
Từ hồi chủ nghĩa CS xuất hiện trên trái đất gần 100 năm nay, chủ nghĩa ấy đã giết hại hàng trăm triệu sinh linh trên thế giới. Riêng tại Việt Nam hàng triệu đồng bào thân yêu ruột thịt của chúng ta cũng bị chết tức tưởi bởi chủ nghĩa phi nhân tàn bạo này. Chính vì nhận thức chính xác như vậy, nên Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gọi chủ nghĩa CS là "Con Quái Vật" (Monster)

CAC DE TAI TOI AC VIET CONG DANG DUOC VIET

a4: cầu nguyện, biểu tình, khiếu kiện
9. a5: dân chủ, nhân quyền
10. a5: tự do tôn giáo
13. cán bộ (cựu) cs
14. công an khủng bố dân
15. cncs: thủ đoạn, tội ác
c. Óc nô lệ: cs quốc tế, Tàu, …
d. Báo động
e. Bí mật vụ ngư dân bị TQ bắn
f. Bản chất
1. bản chất chế độ
2. con người "XHCN"
3. ngoan cố, cực đoan, gian manh ?
4. tư tưởng đạo đức
5. đạo đức "cách mạng"
k. Cảnh báo, giáo chỉ
l. Cộng đồng Việt hải ngoại
m. Chính trị, xã hội
n. Chúc mừng, chia sẽ
o. Chủ nghĩa cs
1. "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"
2. bạo động lịch sử
3. chuyên chính vô sản
4. hoang tưởng, mơ hồ, mâu thuẫn
5. nghĩa vụ quốc tế vô sản
6. phi nhân bản, phản tự nhiên, phi dân tộc
7. tam Vô (gia đình, tổ quốc, thần)
8. tập trung "dân chủ"
9. thế giới đại đồng
10. đấu tranh giai cấp
11. độc tài toàn trị
p. Chiến tranh, tranh chấp
1. chiến tranh lạnh
2. dân tộc - quốc tế (vô sản)
3. kinh tế
4. Quốc-Cộng
5. Tại sao và ý nghĩa
6. Tự do / độc tài
1. Bất bạo động
2. Chống bạo động
x. Kinh tế
y. Lịch sử
1. lá cờ
2. Mặt trận giải phóng miền Nam
aa. Luật pháp
1. luật rừng, bất cập, vô lý, bất công
2. Mâu thuẫn, vi hiến
mm. Quốc nội
nn. Quốc ngoại
oo. Sách lược !!?
1. "giải phóng"
2. "độc lập, tự do, hạnh phúc"
3. bạo lực "cách mạng"
4. bức tường sắt, bưng bít sự thật
5. buôn người, "lấy chồng" xa xứ
6. cài đặc tình, tay sai
7. Công an, côn đồ, luật rừng trị
8. chống Pháp, đuổi Mỹ, đánh "ngụy"
9. hòa giải hòa hợp
10. kêu goi đoàn kết cuội
11. Khẩu hiệu rỗng
12. nghị quyết 36
13. Ngu dân, bưng bít
14. quên quá khứ, xóa hận thù
15. tằm ăn dâu
16. thà giết lầm hơn bỏ xót
17. truyền thông, báo chí là công cụ tay sai
18. Văn hóa vận
19. xâm lăng không tiếng súng
20. xảo trá: xin, chờ và không cho
21. xuất khẩu lao nô
pp. Sự thật, chân/công lý ??
1. ai quyết định, lấy trách nhiệm ??
2. cõng rắn cắn gà nhà
3. khiếp nhược, nô lệ
4. sai lầm, tội ác, tái diễn ?
5. Tổ quốc trên hết ?
6. độc quyền tuyên truyền, tại sao ?
9. VN sau 1975: thành tích cs
vv. Tệ nạn xã hội
ww. Tội ác, Thành tích, sai lầm !?
1. buôn dân, bán nước
2. Công hàm bán nước 1958
3. Cải cách ruộng đất
4. Chứng tích, tái diễn
5. Cướp nhà cướp đất
6. Mậu thân Huế 1968
7. Nhân văn giai phẩm
8. phá hoại đạo lý dân tộc
9. tù cải tạo, trả thù, diệt "họa"
10. tham nhũng
11. Thuyền nhân
12. tướt đoạt quyền con người
13. tướt đoạt quyền dân tộc tự quyết
xx. Tự do Dân chủ, Công lý
yy. Tự do thông tin, ngôn luận
zz. Thông báo
aaa. Thủ đoạn !?
1. "ngậm máu phun người"
2. bao vây kinh tế, cô lập, đe dọa gia đình
3. bôi bác, bóp méo, ngụy tạo, Vu cáo, chụp mũ
4. Bạo lực Khủng bố
5. bất tài bất lực bất lương
6. bưng bít, bịt miệng, lừa bịp
7. cài chốt canh, khủng bố tinh thần
8. công an "nhân dân", côn đồ
9. cứu cánh biện minh phương tiện
10. chia rẻ tôn giáo
11. dùng côn đồ, ném đá giấu tay
12. dụ dỗ, khủng bố, sách động quần chúng
13. gây nghi kỵ, chia rẻ, lũng đoạn
14. giả dối, xảo trá, tuyên truyền
15. hèn, vô liêm sĩ, lưu manh
16. khống chế, cô lập, đàn áp, tiêu diệt ?
17. khoát áo dân tộc, quốc gia, …
18. làm láo báo cáo hay
19. làm ngang, lập lờ nói ngược
20. Lý sự cùn, quanh co, ngang ngược
21. luật rừng, bất công, độc đoán
22. miễn visa
23. nói lấy được, có vẻ như thật
24. nói một đường làm một nẻo
25. ngụy biện, tráo trở, độc tài
26. phản tỉnh/phản tỉnh "cuội" ??
27. song tịch 5 năm ?
28. thâm độc, giả nhân giả nghĩa
29. thủ tiêu, ám sát
30. vậy mà không phải vậy
31. xâm nhập, cướp, phá hoại ?
32. đánh lạc hướng, chủ đề, câu giờ ?
33. đạo đức giả
2. Việt Nam
eee. Triết học, Tư tưởng, Hệ thống
1. Chế độ (regime)
2. Thể chế Dân chủ (system)
3. Thể chế độc tài toàn trị
a. WordPress.com

Bài học không người Việt Nam nào không nhớ: vụ thảm sát Mậu Thân (1968-2008) tại Huế

Bài học không người Việt Nam nào không nhớ: vụ thảm sát Mậu Thân (1968-2008) tại Huế
Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng

LTS.- Trên tuần báo Việt Weekly, Vol. V, No 22 tuần lễ từ 24 đến 30 Tháng Năm, 2007, tác giả bài báo “Bài học khó thuộc” là ông Hà Văn Thủy đã nhận định như thế này về biến cố Tết Mậu Thân 1968, trong đó Việt Cộng đã chôn sống và sát hại bằng những phương thức man rợ khác khoảng 6,000 người dân ở Huế và Thừa Thiên không thôi trước khi họ rút lui khỏi Huế: “...Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào là chiến lược tuyệt vời đứng đắn. Cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân là cú đòn thần diệu làm thối chí Mỹ...” Ðể cho thấy, cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân của Cộng Sản có phải là cú đòn thần diệu nhắm vào Mỹ hay đây chỉ là đòn thù nhắm vào những người dân vô tội trong Tết Mậu Thân của Hà Nội hay không, chúng tôi đã cho đăng tải nguyên văn bài của Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, một trong rất nhiều nhân chứng Tết Mậu Thân ở Huế còn sống tới nay. Bài trích trong tuyển tập tài liệu nhan đề “Thảm sát Mậu Thân ở Huế” do Phong Trào Giáo Dân Việt Nam hải ngoại ấn hành.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân (1968) là một hành động dã man, diệt chủng mà Việt Cộng đã để lại trong lòng thân nhân của những nạn nhân tại miền Nam Việt Nam, điển hình là tại thành phố Huế một nỗi kinh hoàng, một niềm uất hận nghẹn ngào, một món nợ mà con cháu phải đòi cho được kẻ sát nhân phải trả bằng máu! Vụ “Thảm sát Tết Mậu Thân 1968” tại Huế đến nay đã 39 năm rồi, chỉ còn một năm nữa là kỷ niệm 40 năm (1968-2008) nhưng phía Cộng Sản không có một chút hối hận, không một lời xin lỗi... Trái lại, trong những năm gần đây, Hà Nội đã tổ chức rầm rộ “Mừng chiến thắng Tết Mậu Thân”. Tại sao Cộng Sản lại cố khơi dậy biến cố đau thương đó? Tại sao Cộng Sản cứ rêu rao thành tích diệt chủng đó? Chúng tôi đặt vấn đề: Ai thắng? Thắng Ai?
Cuộc chiến thắng được mô tả “Những người cầm súng đã chiến thắng những người tay không” (gồm những người dân vô tội, các nhà tu hành, thanh niên sinh viên học sinh, nhân viên dân sự, viên chức nhà nước đang ăn Tết với gia đình...) Thật là một điều mỉa mai!
Trên thực tế, Cộng Sản đã bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Ðồng Minh tiêu diệt trên 100,000 cán binh Việt Cộng từ miền Bắc xâm nhập vào và thành phần du kích địa phương... Cộng Sản cũng đã gây thiệt hại cho hàng trăm ngàn thường dân vô tội tại miền Nam phải cảnh màn trời chiếu đất và hàng chục ngàn người chết hoặc bị bắt đi mất tích. Những mồ chôn tập thể tại Huế đã minh chứng tính cách dã man, diệt chủng của cuộc “Tổng tấn công, tổng nổi dậy” của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân. Trước sự việc nêu trên, chúng tôi xin bày tỏ mấy ý kiến sau đây:
Cách nay 39 năm, chúng tôi đã sống vào những ngày xảy ra biến cố Tết Mậu Thân ở Huế và các nơi khác, lại được tiếp xúc với một số nhân chứng của cả hai bên (Quốc Gia cũng như Cộng Sản về hồi chánh). Về sau còn được đọc một số sách báo, tài liệu liên quan đến biến cố Mậu Thân 1968. Là một người theo học ngành Sử, chúng tôi thấy có trách nhiệm phải đóng góp phần hiểu biết của mình vào kho tài liệu lịch sử Việt Nam với tư cách là một nhân chứng. Chúng tôi chỉ trình bày sự thật theo tinh thần sử học như lời Sử Gia Gustave de Coulanges đã nói: “Je n'impose rien, je ne propose rien, j'expose” (Xin tạm dịch: “Tôi không áp đặt, tôi không chủ trương, tôi chỉ trình bày”).
Biến cố Mậu Thân xảy ra chưa đầy một tháng, theo số liệu ước tính của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ thì đã có khoảng 80,000 người Việt Nam chết (kể cả thành phần cán binh Việt Cộng).
Theo báo chí của Cộng Sản tiết lộ vào năm 1998, nhân kỷ niệm 30 năm Mậu Thân (1968-1998) thì đã có trên 100,000 lính Việt Cộng chết hoặc mất tích. Các nạn nhân bị chôn sống, bị giết tập thể tìm được xác, hoặc chết dưới khe, dưới suối mà chúng ta đếm được từng sọ người tại 22 địa điểm trong thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên là 2,326 sọ người trong số 6,000 người thuộc tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế đã được thân nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích. Hội “Nạn nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân” ở Huế và tỉnh Thừa Thiên có hơn 4,000 gia đình. Theo báo chí ngoại quốc ước tính có hơn 5,000 người bị giết chết hoặc bị bắt đem đi mất tích.
Hàng chục, hàng trăm nạn nhân bị chôn sống trong một cái hố sâu, tay bị trói bằng dây điện, dây tre, bị đâm bằng lưỡi lê, bị đánh bằng cán cuốc, bị bắn bằng súng hoặc bị chôn sống... Dã man nhất là tại Khe Ðá Mài (thuộc vùng núi Ðình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên) Việt Cộng đã dùng súng đại liên và mìn giết tập thể hơn 400 người, vất xác xuống dưới khe, lâu ngày thịt thối rữa bị nước cuốn đi, chỉ còn sọ người, xương người dồn lại một đống. Người ta đã dựa vào các dấu vết còn lại của nạn nhân như áo len, giày dép, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa (ID)... để biết được thân nhân của mình đã chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó.
Ngày 8 Tháng Mười Một, 1969 tại Lương Viện (Sư Lỗ) quận Phú Thứ, tỉnh Thừa Thiên, người ta tìm được xác của Linh Mục Bửu Ðồng (56 tuổi) chôn chung với Linh Mục Hoàng Ngọc Bang (73 tuổi) và 2 sư huynh phụ trách trường La San Nghĩa Thục Phú Vang. Trong bao kính đọc sách của Linh Mục Bửu Ðồng có giấu 3 bức thư: gởi cho cha mẹ, gởi cho các em và gởi cho giáo hữu... Chúng tôi đã công bố ba bức thư đó trên báo và trong sách “Thảm sát Mậu Thân” in lần thứ nhất vào năm 1998 và tái bản lần đầu năm 1999.
Bốn người công dân ưu tú của Cộng Hòa Liên Bang Tây Ðức là vợ chồng Bác Sĩ Horst Gunther Krainick, Bác Sĩ Raymund Discher và Bác Sĩ Alterkoster đến giảng dạy tại trường đại học Y Khoa và giúp bệnh viện Huế, cũng đã bị Việt Cộng bắt đem đi chôn sống tại khu vực chùa Tường Vân, phía Tây Huế...
Hầu hết các nạn nhân là những nhà tu hành, sinh viên học sinh, những người dân vô tội, những người không có vũ khí trong tay, những người đang ở trong nhà với vợ con của họ, những người đã chấp hành lệnh đến trình diện để học tập về chủ trương chính sách của “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” (một tổ chức Cộng Sản trá hình)...
Những hình ảnh về thám sát Mậu Thân ở Huế cũng như các nơi khác trên toàn miền Nam đã được đưa lên màn hình (TV, phim ảnh...), được chuyển qua vệ tinh, ngay khi biến cố xảy ra, đã gây xúc động trên toàn thế giới khiến cho dư luận phải lên án những hành động dã man của Việt Cộng.
Tất cả những ai đã từng sống ở Huế và miền Nam trước 1975, chắc chắn đã được nghe, được thấy, được đọc qua sách vở, báo chí, qua những lời kể lại cũng như qua truyền hình, phim ảnh về Tết Mậu Thân.
Ðồng bào của chúng ta ở Huế nói riêng và toàn miền Nam nói chung, sau biến cố này, hễ nghe tin Việt Cộng đến là gồng gánh nhau bỏ hết nhà cửa tài sản, lo chạy lấy thân... Hình ảnh Việt Cộng đi đôi với thảm sát, đấu tố, chôn sống, hầm chôn tập thể...
Nếu muốn trình bày một cách đầy đủ về cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế và miền Nam vào năm 1968, tưởng không thể trong một vài trang báo mà nói hết được những điều muốn nói, phân tích được những khía cạnh cần thiết và quan trọng bắt buộc phải trình bày. Một vài bài báo, một vài cuốn sách thiết tưởng cũng chưa hoàn thành được nhiệm vụ đó. Những điều chúng tôi trình bày trong sách “Thảm sát Mậu Thân” (xuất bản năm 1998 và tái bản năm 1999) chỉ là để gợi ý một cách tóm lược đối với những thế hệ chưa từng thấy, chưa từng nghe, chưa từng biết đến vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế...
Riêng đối với quý vị thức giả, những bậc cao niên, đã từng là nhân chứng qua các biến cố lịch sử của đất nước, hay đã có thì giờ nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu sách báo, phim, ảnh... thì những điều chúng tôi trình bày, không có gì mới lạ.
Chúng tôi ước mong các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến, nhất là những người ở ngoại quốc, được cơ hội tìm hiểu lịch sử Việt Nam mà không bị xuyên tạc, bóp méo, không phản bội lại sự tranh đấu cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền và dân chủ của toàn thể dân tộc Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai.
Ðiều thôi thúc chúng tôi phải lên tiếng về vấn đề này, trước hết là vì sách vở, báo chí ngoại quốc và nhất là tài liệu của Việt Cộng và phe phản chiến thân Cộng đã xuyên tạc, bóp méo sự thật quá nhiều. Chúng tôi phải khẳng định rằng các tài liệu hiện có trong các thư viện và văn khố, ngay cả các tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa (tức chính quyền miền Nam Việt Nam trước 1975) cũng hãy còn nhiều thiếu sót.
Có những ký giả trước đây đã viết bài làm cho người đọc thêm hoang mang và nghi ngờ về các dữ kiện phía quốc gia chúng ta công bố. Và dường như phía Tây phương cũng cố tình làm ngơ, không làm nhiệm vụ thông tin về biến cố Mậu Thân một cách đúng đắn hay cố tình bưng bít sự thật.
Về phương diện khảo cứu chuyên môn, các nhà sử học phương Tây đã có một quy định chung là tài liệu ghi lại một biến cố xảy ra, nếu sau 30 năm mà không có những chứng minh ngược lại, thì tài liệu đó trở thành chính sử và được dùng làm tài liệu giáo khoa để giảng dạy trong trường học.
Vì thế từ năm 1997, trước khi bước vào thời điểm 30 năm (1968-1998), nhiều nhân chứng trong đó có người Việt Nam, người ngoại quốc, gồm đủ mọi thành phần tôn giáo, chính trị... đã lên tiếng trả lời.
Năm 1998, chúng tôi với tư cách là nhân chứng, đã cùng một số anh em thực hiện tuyển tập “Thảm sát Mậu Thân...” Chúng tôi cũng đã tổ chức các lễ tưởng niệm nạn nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân tại nhiều nơi như ở Pháp, Ðức và nhất là tại Hoa Kỳ vào các năm 1997 và 1998 để nói lên cho mọi người biết những hành động dã man, tàn ác của Cộng Sản. Ðồng thời, các cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới cũng đã tự động tổ chức những buổi lễ tưởng niệm như trên. Báo chí, truyền thanh, truyền hình cũng đã tiếp tay phổ biến rộng rãi việc làm của anh em chúng tôi cũng như của các cộng đồng người Việt tỵ nạn...
Trong khi đó tại Sài Gòn, vào năm 1998 và tại Hà Nội vào năm 2003, Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng Mậu Thân (1968-1998) vào dịp Tết Mậu Dần (1998). Và, Tết Quý Mùi (2003), Cộng Sản Việt Nam lại tổ chức mừng 35 năm chiến thắng... Thật là mỉa mai! Và đó cũng là một hành động khiêu khích đối với các gia đình nạn nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân!
Phải chăng Cộng Sản đã chiến thắng bằng cách hy sinh 58,373 cán binh trong Tết Mậu Thân 1968 trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) với 9,461 người bị bắt, cơ sở nằm vùng bị phát hiện, bị tiêu diệt qua chiến dịch Phượng Hoàng của Việt Nam Cộng Hoà? (Con số này là do Việt Nam Cộng Hoà công bố. Nhưng chính quyền Cộng Sản Việt Nam vào đầu năm 1998 đã cho biết đã có trên 100,000 cán binh và binh sĩ của chúng bị chết hoặc mất tích tại miền Nam trong Tết Mậu Thân 1968).
Trong khi đó, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có 4,954 người chết, 15,097 bị thương, 14,300 thường dân bị chết, 24,000 thường dân bị thương, 627,000 người trở thành vô gia cư... Từ Mùa Hè 1968 trở đi, nông thôn miền Nam dần dần được bình định.
Việt Cộng đã thảm bại trong Tết Mậu Thân nhưng chúng đã chiến thắng trở lại trong Mùa Xuân 1975 nhờ sự hỗ trợ tích cực của Cộng Sản Quốc Tế. Trong khi đó, phía Việt Nam Cộng Hoà chúng ta lại chia rẽ, bị Ðồng Minh bỏ rơi.
Sau Tết Mậu Thân, có một lần chúng tôi được hướng dẫn phái đoàn báo chí, truyền hình ngoại quốc đến Huế chứng kiến các mồ chôn tập thể. Tôi thấy các nạn nhân nằm ôm ấp nhau, gối đầu lên nhau dưới một cái hố sâu trong đó gồm đủ mọi thành phần tôn giáo, chính đảng... Và sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, tôi đã gặp đủ mọi thành phần quốc gia trong nhà tù như thế... Khi đưa tay ra bốc một nắm đất dưới đáy mồ chôn tập thể ở Huế đã thấm máu các nạn nhân, tôi không thể phân biệt được trong nắm đất đó có máu của ai? Cũng như khi cửa nhà tù đóng lại thì anh em chúng ta bất kể là người của tôn giáo nào, đảng phái nào, đều có một kẻ thù chung là Cộng Sản. Trước năm 1975, tại miền Nam mọi người đều nghe nói “Vui Xuân xin đừng quên Tết Mậu Thân”. Câu nói đó, cho đến bây giờ vẫn còn ý nghĩa.



Mở lại hồ sơ CSVN thảm sát 3,157 đồng bào làng BA CHÚC, tỉnh An Giang đêm 18/4/1978
Monday, May 03, 2004


Có ai về làng BA CHÚC, gần vùng biên giới Việt- Miên, thuộc tỉnh An Giang, xin hãy ghé thăm nhà mồ Ba Chúc được xây dựng giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu được Nhà nước CSVN công nhận là “Di Tích Căm Thù” vào năm 1980, để đánh dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt qua 11 ngày (từ 18 đến 29/4/1978) đã xâm lược và sát hại trên 3,000 đồng bào vô tội tại xã Ba Chúc.

Nhà mồ hình lục giác, bên trong nhà mồ là một khung hộp kính có 8 cạnh, chỉ còn chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân loại giới tính, tuổi tác... Sự thật như thế nào? Ai đã ra lệnh tàn sát tập thể trên 3,000 đồng bào vô tội? Có phải tên đồ tể Pôn Pốt ra lệnh cho bọn diệt chủng Khmer Ðỏ giết vì hận thù chủng tộc? Hay tên đồ tể nào khác ra lệnh giết vì nhu cầu phục vụ cho một âm mưu chính trị đen tối nào đó?

Ngày 6/4/2004 vừa qua. Nhân dịp báo Toledo Blade đã đoạt giải báo chí Pulitzer về loạt bài phóng sự điều tra về những vụ thảm sát thường dân của một số binh sĩ Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Dũng nói: “Hành động tàn sát dã man thường dân vô tội Việt Nam của một số binh sĩ Hoa Kỳ, trong đó có vụ việc được báo Toledo Blade nêu ra là hành động tội ác, vi phạm luật quốc tế, gây công phẫn trong dư luận. Việc một giải báo chí danh tiếng được trao cho báo Teledo Blade cho thấy công luận Hoa Kỳ đã ghi nhận đóng góp của báo nầy trong việc điều tra, đưa ra ánh sáng những tội ác đã bị che giấu trong nhiều năm, góp phần đem lại công bằng cho các nạn nhân và ngăn chận những tội ác như vậy xảy ra trong tương lai...”

Sau khi chúng tôi nhận được lá thư tố cáo tội ác CS Việt Nam giết người tập thể lại làng Ba Chúc của ông Trần H. gởi cho chúng tôi. Lá thơ đề ngày 21 tháng 5 năm 1999. Từ đó, chúng tôi đã âm thầm điều tra, nghiên cứu và phối kiểm các tài liệu trong và ngoài nước, các dữ kiện do những nhân chứng còn sống, hiện đang định cư tại tiểu bang Virginia và Maryland cung cấp... và đã đến lúc chúng tôi phải làm theo lời yêu cầu của ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CS Việt Nam, mở lại hồ sơ vụ án, đưa “sự cố” nầy ra trước ánh sáng để dư luận Quốc Tế, trong và ngoài nước biết thêm về tội ác tày trời, giết người tập thể còn dã man, khủng khiếp hơn cả Tết Mậu Thân 1968.

Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các chùa, trường học tại làng Ba Chúc cách biên giới Việt - Miên khoảng 7 cây số, và chỉ trong vòng một đêm tắm máu: 18 tháng 4 năm 1978 (chớ không phải 11 ngày như bọn CSVN rêu rao) số người bị giết chính xác là 3.157 người. Có như thế mới góp phần đem lại công bằng cho các nạn nhân bị lính Mỹ thảm sát trong thời kỳ chiến tranh và các nạn nhân bị lực lượng vũ trang thuộc Quân Ðội Nhân Dân tàn sát tập thể đồng bào sau khi thống nhất đất nước bằng vũ lực.

Còn cái dã man, vô nhân đạo nào bằng là bọn CSVN đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát, đem trưng bày trong những hộp kính để gây ảo giác căm thù chủng tộc Việt Nam - Cam Pu Chia; thay vì, đem chôn cất họ tử tế cho phù hợp với truyền thống và đạo lý dân tộc: nghĩa tử là nghĩa tận. Những nguyên nhân chính đưa đến việc Tập đoàn Lãnh đạo Ðảng CSVN đã không ngần ngại tắm máu dân làng Ba Chúc vào đêm 18 tháng 4 năm 1978 như sau:


I. TÌNH HÌNH NỘI BỘ VIỆT NAM - CAM BỐT SAU NĂM 1975:

Theo sự tiết lộ của Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân và là Ủy viên Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng CSVN: Bắc Bộ Phủ đã có ý đồ chiếm Cam Bốt từ năm 1970 - 1972. Cuối năm 1976, Ðại hội IV Ðảng Lao Ðộng đổi thành Ðảng CS Việt Nam dưới sự giám sát của lý thuyết gia Mikhai A. Suslov, trưởng phái đoàn Sô Viết thì hầu hết Ủy viên trong Bộ Chính Trị đã nối đuôi Lê Duẩn thần phục Mạc Tư Khoa: Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười. Những tên thân Trung Cộng như Lê Ðức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Phạm văn Ðồng, Phạm Hùng... phải đổi phía để sống còn. Ngay cả Trường Chinh cũng tỏ ra ôn hòa. Và Ðại Hội IV của Ðảng CS Việt Nam chấp thuận đề án của Lê Duẩn xúc tiến việc thành lập Liên Bang Ðông Dương bằng cách thuyết phục và nếu cần dùng áp lực quân sự để buộc Cam Bốt và Lào gia nhập. Tưởng cũng nên nhắc lại: Tháng 9 / 1975, khi Sihanouk va Khieu Samphan, Chủ Tịch Nước của chế độ Khmer Ðỏ đến Hà Nội dự lễ Quốc Khánh của CS Việt Nam. Phạm văn Ðồng mời phái đoàn Căm Pu Chia dự tiệc thân mật với phái đoàn MTGPMN Việt Nam và Lào. Nhưng, Khieu Samphan từ chối và sau đó giải thích với Sihanouk rằng đó là cái bẫy của CS Việt Nam để tiến tới thành lập Liên Bang Ðông Dương. Sau Ðại hội IV, Lê Duẩn và BCT/TƯ/Ðảng CS nhận thức rằng: Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Liên Xô là đối lập với Trung Quốc và sự liên kết giữa Trung Quốc và Cam Pu Chia sẻ áp lực quân sự nặng nề tại vùng biên giới phía Tây Nam.

II. NHỮNG CUỘC XUNG ÐỘT VŨ TRANG GIỮA VIỆT NAM VÀ CAM PU CHIA TẠI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM:

1. QUÂN ÐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT VÀO NĂM 1977:

THÁNG 3 NĂM 1977: Ieng Sary, Ngoại trưởng Khmer Ðỏ sang Bắc Kinh nối lại mối quan hệ thân thiết cũ. Trong buổi tiếp tân có Lý Tiên Niệm, Phó Thủ Tướng và tướng Vương Thăng Long, Tổng Tham Mưu Phó QÐ Trung Quốc khoản đãi phái đoàn Cam Pu Chia cho thấy sự hợp tác gắng bó giữa hai nước.

THÁNG 4 NĂM 1977: như để cảnh báo Việt Nam. Trong buổi tiếp tân tại Tòa Ðại Sứ Cam Pu Chia, Ngoại trưởng Hoàng Hoa công khai tuyên bố: nước Cam Pu Chia đang bị kẻ thù phá hoại và Trung Quốc sẽ sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu chống lại những hành động can thiệp và gây hấn của các lân bang. Nhận được sự hậu thuẫn của Trung Quốc, hai tuần sau, đúng vào ngày Việt Nam tưng bừng kỷ niệm năm thứ hai “Mùa xuân đại thắng 1975”, quân đội Cam Pu Chia bất thần mở cuộc tấn công qui mô vào những làng, xã và những thị trấn dọc biên giới thuộc tỉnh An Giang. Và sau đó rút về bên kia biên giới.

2. QUÂN ÐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ HAI VÀO TỈNH TÂY NINH:

NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 1977: tên đồ tể Pol Pot lên đài phát thanh đọc bài diễn văn dài 5 tiếng đồng hồ, chính thức xác nhận vai trò lãnh đạo của mình và tổ chức Angka là Ðảng Cộng Sản Cam Pu Chia. Một ngày sau khi ra mắt, Pol Pot lên đường đi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Lần đầu tiên công du với tư cách là Chủ tịch Ðảng và Thủ Tướng. Pol Pot được đón tiếp trọng thể. Cờ và biểu ngữ giăng đầy Thiên An Môn.

Ba ngày trước đó, để chứng tỏ quyết tâm chống Việt Nam của mình đối với Trung Quốc. Pol Pot đã ra lệnh cho Quân đội Quân Khu Ðông tấn công vào lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Tây Ninh. Việt Nam vẫn tự hạn chế. Không cho bộ đội vượt biên phản công đồng thời cách chức Tướng Tư Lệnh quá khích Trần văn Trà và Tướng Lê Ðức Anh thay thế. Một mặt, Ðảng CS Việt Nam gởi điện văn chúc mừng lễ ra mắt Ðảng Cộng Sản Cam Pu Chia. Một mặt, bí mật gởi Phan Hiền sang Bắc Kinh nhờ Trung Quốc dàn xếp cho gặp phái đoàn Cam Pu Chia. Cuộc tiếp xúc không đi đến đâu. Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đều nhất trí ủng hộ Kmer Ðỏ. Trung Quốc bắt đầu ồ ạt chở vũ khí và chiến cụ tới cảng Komphong Som để trang bị tận răng cho quân đội Cam Pu Chia. CSVN buộc phải đứng hẳn về phía Liên Xô tìm cách phản công chống lại Khmer Ðỏ quyết liệt hơn.

3. QUÂN ÐỘI VIỆT NAM PHẢN CÔNG VÀO NỘI ÐỊA CAM PU CHIA CUỐI NĂM 1977:

VÀO NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM 1977: Lực lựơng vũ trang QÐCS Việt Nam mở những trận tấn công thăm dò vào sâu trong lãnh thổ Cam Pu Chia. Quan hệ ngoại giao giữa hai bị cắt đứt và công khai hóa sự tranh chấp lãnh thổ và điều động thêm lực lượng vũ trang tăng cường hệ thống phòng thủ dọc theo biên giới. Bị Quốc tế tố cáo và lên án xâm lăng Cam Pu Chia, quân đội viễn chinh của CS Việt Nam buộc phải rút về nước vào ngày 6 tháng 1 năm 1978.

4. QUÂN ÐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ BA VÀO NHỮNG THÁNG ÐẦU NĂM 1978:

NGAY TỪ NHỮNG NGÀY ÐẦU THÁNG GIÊNG NĂM 1978: Tại vùng biên giới cực Nam. Các đơn vị trực thuộc Sư Ðoàn 2 và 210 của Quân khu Tây Nam Cam Pu Chia đã tấn công và chiếm đóng các xã Phú Cường, Khánh An, Khánh Bình và các huyện Hồng Ngự và Hà Tiên thuộc lãnh thổ Quân khu IX Việt Nam. Và đây là cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam lần cuối cùng, vì họ sẽ chẳng còn có cơ hội nào vượt biên tấn công Việt Nam nữa. Tướng Trần Nghiêm nguyên là Tư lệnh Phó của Tướng Lê Ðức Anh. Sau khi Lê Ðức Anh thay Trần Văn Trà. Trần Nghiêm được đề bạt lên làm Tư Lệnh Quân Khu IX, chịu trách nhiệm điều động 3 sư đoàn chính quy cơ hữu, gồm các Sư đoàn 4, 8 và 330 cùng với 2 trung đoàn chủ lực cơ động tĩnh Hậu Giang và Ðồng Tháp. Sư đoàn 341 do tướng Vũ Cao làm Tư Lệnh được điều từ Quân Khu VII đến tăng phái cho Quân Khu IX cùng với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, thiết giáp... với số quân áp đảo: 4 Sư đoàn chính quy và 2 Trung đoàn cơ động của CSVN và lực lượng yểm trợ hùng hậu như vậy, mà phải mất hai tháng phản công mới đánh bật sư đoàn 2 và 210 của Cam Pu Chia ra khỏi biên giới và tái chiếm lại lãnh thổ đã mất.

ÐẦU THÁNG 3 NĂM 1978: Tình hình biên giới phía Tây Nam hoàn toàn yên tĩnh. Sư đoàn 341 được trả về Quân đoàn 4 /QKVII sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tướng Trần Nghiêm tái phối trí ba sư đoàn cơ hữu 4, 8, 330 và 2 trung đoàn cơ động tĩnh Hậu giang và Ðồng Tháp vào nhiệm vụ phòng thủ diện địa. Riêng Sư Ðoàn 330 được chỉ định thành lập tuyến phòng thủ an ninh lãnh thổ huyện Tri Tôn.

5. TÌNH HÌNH CAM PU CHIA SAU KHI SƯ ÐOÀN 2 VÀ 210 RÚT VỀ BÊN KIA BIÊN GIỚI:

BẮT ÐẦU TỪ THÁNG 3 NĂM 1978 và những tháng sau đó. Cuộc thanh trừng nội bộ ở Quân Khu Ðông càng ngày càng trở nên gay gắt và lên đến cao điểm vào ngày 24 tháng 5 năm 1978, quân của Ke Paulk - Bí thư Khu ủy Trung tâm của Khmer Ðỏ - thuộc quân khu Trung Ương kéo đến SOUNG, bao vây tổng hành dinh của quân khu Ðông, bắt giam tất cả sĩ quan chỉ huy và nhiều cuộc chạm súng đã xảy ra giữa đôi bên. Sau cuộc thanh trừng, Sư đoàn 4 coi như bị xóa sổ. Các sư đoàn còn lại gồm 3, 5, 280 bị suy yếu hẳn.

Bộ Chính Trị/TƯ/ Ðảng CSVN không bỏ lỡ cơ hội, triệt để khai thác nhược điểm của địch là sự xâu xé nội bộ và mâu thuẫn hàng ngũ của Khmer Ðỏ theo đúng sách lược của Lénine: “Phải chộp thật nhanh cơ hội chia rẽ của địch”, bằng cách ráo riết chuẩn bị: tâm lý quần chúng và dư luận quốc tế. Ðó là lý do bọn CSVN đạo diễn tấn thảm kịch cực kỳ dã man, tàn bạo và ghê tởm: tắm máu 3.157 đồng bào vô tội tại làng Ba Chúc trong đêm 18/4/1978, rồi đổ tội cho bọn đồ tể Khmer Ðỏ gây ra. Hành động ném đá dấu tay là thủ đoạn chính trị gian trá, bỉ ổi và dơ bẩn của bọn CSVN đã và đang đánh lừa dư luận hơn hai thập niên qua, đã đến lúc phải được phô bày ra ánh sáng cho công luận xét xử.

III/ PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ:

Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên. Sau khi phối kiểm và phân tách tỉ mỉ thơ tố cáo của ông Trần H. và Câu chuyện làng Ba Chúc ở biên giới Miên -Việt của ông Hoàng Quý, đưa lên lenduong. Net ngày 5/02/04. Ông Trần H. quy trách nhiệm cho bọn CSVN gây nên cái chết cho trên 3,000 đồng bào vô tội tại làng Ba Chúc. Còn ông Hoàng Quý thì quy trách nhiệm tội ác nầy do đồ tể Pol Pot, nhưng đưa ra con số nạn nhân chính xác là 3.157 người. Mốc thời gian là ngày 18/4/1978. Nhưng, tài liệu về Cụm nhà mồ Ba Chúc mà tôi đọc được trên Saigonnet thì tội ác man rợ nầy do bọn Pon Pot gây ra từ 18/4/1978 đến ngày 29/4/1978 (11 ngày). Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông Trần H. và Hoàng Quý đều xác nhận là tất cả các nạn nhân đều bị thảm sát tại các chùa và trường học. Chỉ nội một điểm nầy thôi cũng đủ tố cáo bọn CSVN là đích danh thủ phạm.

Ông Trần H. nói (nguyên văn): “...CSVN đưa Sư Ðoàn 30 CSBV án ngữ dầy đặc dọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Ðốc cũ. Chiều đến thì bọn cán bộ và và bộ đội Cộng Sản bắt dân tập trung vào chùa hay trường học ngủ để chúng bảo vệ. Nửa đêm, dân đang ngủ mê. Chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trường học bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặt. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạch làm hằng ngàn dân vô tội phải chết oan uổng dưới bàn tay vô thần của CSVN. Nhứt là tại làng Ba Chúc thuộc quận Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên 3,000 người bị chúng giết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiến để chứa đống xương vô định chất cao bằng đầu... ”

Ông Hoàng Quý nói (nguyên văn): “...Thời cuộc đã biến chuyển khôn lường, sau đó chính 2 lực lượng anh em này quay mũi súng vào nhau, lực lượng vũ trang của Khờ me đỏ đã tấn công vào làng Ba Chúc, cách biên giới khoảng 4 dậm, vào ngày 18-04-1978... Tổng cộng có 3.157 người cả Việt Nam lẫn Cam bốt bị thảm sát tại các chùa và trường học tại Việt Nam. Những cuộc tấn công khác tương tự như trường hợp nầy là những lý do mà cộng sản Việt Nam nêu lên để xua quân tiến chiếm Cam Bốt vào cuối năm đó...”

IV. VẠCH TRẦN TỪNG ÐIỂM CHỨNG MINH TỘI ÁC CỦA CSVN TRƯỚC DƯ LUẬN QUỐC TẾ VÀ ÐỒNG BÀO TRONG & NGOÀI NƯỚC:

* Ðiểm một: Chúng tôi không thấy chính quyền địa phương đề cập đến con số thiệt hại nhân mạng về phía thường dân sau 3 lần tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là 2 tháng đầu năm 1978 là thời gian quần thảo dữ dội giữa 4 sư đoàn, 2 trung đoàn cơ động CSVN với lực lượng yểm trợ hùng hậu để đánh bật 2 sư đoàn Cam Pu Chia ra khỏi biên giới. Ðiều đó chứng tỏ rằng, người nông dân Miền Tây Nam Bộ đã tích lũy quá nhiều kinh nghiệm đau thương qua bao thế thệ chạy giặc: giặc Tây thực dân đi bố, giặc Việt Minh Cộng Sản thu thuế, giết người đoạt của, giặc Thổ dậy “Cáp Duồn”... nên phản ứng của họ vô cùng bén nhạy. Mỗi khi có biến động là nhà nhà báo động bằng đủ mọi phương tiện: Gõ mõ, gõ thùng thiếc, gióng trống, khua chiêng, nồi, niêu, xoong, chảo... để kịp thời bồng bế nhau chạy giặc “bỏ của chạy lấy người”. Họ không bao giờ nằm yên trong nhà, ngoan ngoãn chờ cho bọn Khmer Ðỏ đến lùa họ đi. Và một điều chắc chắn là khi họ nhận diện binh lính Khmer Ðỏ, họ sẽ chạy bung ra, chạy tán loạn, chạy bán sống bán chết giống như hồi Tết Mậu Thân 1968, dân Miền Nam chạy giặc Việt Cộng, dễ dầu gì bọn Khmer Ðỏ tập trung họ vào các chùa, trường học một cách dễ dàng để tàn sát tập thể. Hơn nữa, địa thế làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia là núi Dài là một địa thế lý tưởng cho đồng bào lẩn trốn dễ dàng.

Chúng tôi xin dẫn chứng một trường hợp điển hình: Những vị cao niên nào sống miền Tây Nam Bộ thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Sóc Trăng... chắc chưa quên những cuộc nổi dậy bất thần đầy chết chóc của những đồng bào người Việt gốc Miên sống trong các “sóc” vùng sâu. Và danh từ “Thổ dậy” là tiếng báo động khẩn cấp đồng bào Việt gọi nhau chạy lánh nạn. Những người Miên từ trong các sóc đồng loạt ùa ra, tay cầm phảng, cuốc, xẻng... tay cầm chai rượu “phất xạ” (uống rượu), họ ào ạt xông vào các xóm làng của đồng bào ta như cơn gió lốc, rượt đuổi dân làng chạy tán loạn. Họ vừa chạy, vừa thét: “Dơ! Cáp Duồn, bòn ới” (Nào! Giết tụi Việt Nam, bây ơi!” Trong đơn say rượu, say máu, họ gặp đàn bà chém theo đàn bà, trẻ con đâm theo trẻ con, gặp đâu chém đó. Bọn đồ tể Khmer Ðỏ cũng thế! Một khi tràn qua biên giới Việt Nam, họ có lòng nhân đạo đến độ phải tập trung đồng bào ta vào các chùa chiềng đọc kinh cầu nguyện trước khi hành quyết, hoặc dồn trẻ con vào các trường học vì sợ bọn trẻ chết xuống dưới âm phủ sẽ trở thành những con ma mù chữ?

* Ðiểm hai: Nếu như muốn cưỡng bách trên 3,000 người sống rải rác trong làng Ba Chúc với một địa thế hiểm trở như thế, cách biên giới Việt Miên khoảng 7 km và cách kinh Vĩnh Tế khoảng 5 km vào các địa điểm tập trung. Chúng tôi nghĩ, Pol Pot phải huy động bao nhiêu sư đoàn Khmer Ðỏ mới làm nổi được việc đó? Và làm thế nào những sư đoàn nầy lọt qua tuyến phòng thủ biên giới Tây Nam dầy đặc của 3 sư đoàn chính quy 4, 8, 330 của CSVN và 2 trung đoàn cơ động tĩnh? Và hơn thế nữa, bọn đồ tể Khmer Ðỏ làm thế nào kéo dài cuộc thảm sát trong suốt 11 ngày đêm mà các đơn vị chịu trách nhiệm phòng thủ biên giới của CSVN thuộc Quân khu IX không hề hay biết và không có phản ứng gì cả? Chẳng lẽ, tất cả đều ngủ gục cả? Hay bận lo đi ăn trộm trâu của đồng bào?

Chúng tôi cũng xin nhắc lại: Trước 30/4/1975, Quân Ðoàn 4/ QLVNCH chỉ có 3 Sư đoàn chủ lực 7, 9 và 21 BB đã hành quân truy lùng và càn quét các lực lượng vũ trang chính qui CSBV để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ 16 tỉnh Miền Tây và làm chủ tình hình cho đến 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, chưa hề để một quận, một tỉnh nào lọt vào tay quân CSBV xâm lược. Và nếu như 3 sư đoàn kể trên được phối trí vào nhiệm vụ phòng thủ biên giới phía Tây Nam thì chưa chắc một con chuột chui qua lọt, đừng nói chi là một đơn vị nhỏ của quân CSBV.

* Ðiểm ba: Thời điểm bọn Khmer Ðỏ thảm sát đồng bào tại làng Ba Chúc từ 18/4/1978 đến 29/4/1978 lại càng không hợp lý. Vì trong thời gian đó, ở bên kia biên giới, cuộc thanh trừng nội bộ đang xảy ra, gay gắt và quyết liệt ở Quân khu Ðông sắp lên đến cao điểm. Làm sao Pol Pot có thể điều động quân đội Cam Pu Chia tấn công Việt Nam?

* Ðiểm bốn: Người nông dân Việt Nam nói chung và Miền Tây Nam Bộ nói riêng, họ chỉ bằng lòng di dân vào các địa điểm tập trung an toàn dưới sự hướng dẫn của chánh quyền địa phương và sự bảo vệ an ninh của quân đội. Hệ thống “Ấp Chiến Lược” được thiết lập trong thời chiến tranh Việt Nam là một thí dụ điển hình. Ðiều nầy khẳng định phải là cán bộ và bộ đội CSVN mới có thể tập trung dân làng vào các địa điểm ấn định theo kế hoạch đã vạch sẵn. Và Sư Ðoàn 30 (tên gọi tắt của đồng bào địa phương) chính là Sư Ðoàn 330 chính quy, được chỉ định thi hành công tác nầy vào chiều ngày 18/4/1978 vì sư đoàn 330 được thành lập tại Miền Nam trước khi tập kết ra Miền Bắc (lúc đó, Tư Lệnh là tướng Ðồng văn Cống) thì dân làng Ba Chúc mới có lòng tin đi theo chúng vào các chùa và trường học để được chúng bảo vệ an ninh. Sau đó, chúng khóa chặt cửa lại, chờ khi đêm đến, bộ đội CSVN đội lốt quân Khmer Ðỏ kéo đến giết sạch, đốt sạch đúng như lời tố cáo của ông Trần H. và đó là sự thật 100% không thể chối cãi. Hiện nay, một vài nhân chứng có thể còn sống sót như bà Trần thị C., ông Nguyễn văn Ch... và một nhân chứng quan trọng là một thầy giáo cấp 2 ở kinh Vĩnh Tế tên Tr. Q. L.đã dám nói lên sự thật với đồng bào địa phương nên bị đuổi khỏi nhiệm sở và bị tên Giám đốc Công an tỉnh An Giang - bí danh Sáu Nhỏ - bắt giam 2 năm để cảnh cáo. Hiện giờ, không biết ông còn sống hay đã chết...

*Ðiểm năm: Tại sao bọn CS Việt Nam chọn dân làng Ba Chúc cách biên giới đến 7 km để tàn sát tập thể? Trước năm 1975, có ai đặt chân lần đầu đến làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia núi Dài, đều ngạc nhiên trước hết là nhìn đâu đâu cũng thấy chùa: trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái. Phần nhiều những ngôi chùa được xây cất rất đồ sộ, nền đá tường gạch. Nhưng, đặc biệt chùa nào cũng giữ theo truyền thống là lợp lá. Vào thời đó, riêng tại làng Ba Chúc có khoảng 15,000 tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương thờ vị Giáo Tổ Ðức Phật Thầy Tây An. Lấy giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo do Ðức Huỳnh Giáo Chủ đề xướng: Tứ Ân, Bát Chánh, Bát Nhẫn và tám điều răn của Ðức Thầy để tu thân. Ðiều nầy minh chứng dã tâm của bọn CSVN vừa muốn tiêu diệt tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vừa muốn đốt sạch luôn cả các chùa chiềng, nơi tín đồ PGHH thờ phượng các đấng thiêng liêng.

V. KẾT LUẬN:

Sau vụ thảm sát đẫm máu và cực kỳ man rợ khiến trên 3,000 đồng bào vô tội oan thác tại làng Ba Chúc trong đêm 18/4/1978. Ðộc chiêu “Ném đá dấu tay”, rồi giở trò “Mèo khóc chuột” của bọn CSVN đã thành công trong âm mưu tạo ra kẻ thù Khmer Ðỏ bằng xương, bằng thịt để kích động lòng hận thù chủng tộc Việt Nam - Cam Pu Chia, rồi triệt để khai thác sức mạnh lòng căm thù của quần chúng vào mục tiêu chính trị và quân sự để chuẩn bị xâm lăng Cam Pu Chia.

Tất cả bộ máy chiến tranh tâm lý của CSVN được động viên vào việc tuyên truyền rầm rộ. Những cuộc biểu tình, hội thảo diễn ra khắp nơi, các đài phát thanh, phát hình trong nước mở tối đa công suất lên án bọn diệt chủng Pol Pot đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc để tranh thủ dư luận Quốc Tế: Quân đội CSVN xua quân tấn công Cam Pu Chia chỉ vì lý do tự vệ chánh đáng chớ không phải xâm lăng Cam Pu Chia như đã từng bị lên án trước đó.

Ngày 15/6/1978. Chiến dịch tấn công Cam Pu Chia mở màng. Các sư đoàn chính quy 7, 9, 341 cùng với các vị yểm trợ hùng hậu lại tràn qua biên giới Việt - Miên, chiếm đóng một phần lãnh thổ sâu trong nội địa Cam Pu Chia từ 10 đến 40 km, trong đó có quận Prasaut. Lúc đó nhằm vào mùa mưa, Cam Pu Chia tăng cường thêm nhiều sư đoàn từ các nơi đến để phản công. Từ Prasaut, quân CSVN phải lùi về Chipru...

Virginia, ngày 18 tháng 4 năm 2004

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

–––-

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Chiến tranh Ðông Dương 3 của ông Hoàng Dung.

Tài liệu giải mật về cuộc chiến Hoa Việt 1979 của ông Lâm Lễ Trinh.

Nửa tháng trong miền Thất Sơn của ông Nguyễn văn Hầu

Thư tố cáo tội ác CSVN tại làng Ba Chúc đề ngày 21/5/1999 của ông Trần H.

Câu chuyện ngôi làng Ba Chúc ở biên giới Miên Việt của ông Hoàng Quý.