Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

TOI AC HO CHI MINH Y HET TOI AC MAO TRACH DONG

Những điều chưa biết về Mao Trạch Đông (phần 1)
2007.10.19 Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Đại hội lần thứ 17 đảng Cộng Sản Trung quốc hiện đang họp tại Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nứơc Trung quốc vẫn tiếp tục vinh danh cá nhân và tư tưởng Mao Trạch Đông. Cho đến khi qua đời vào năm 1976, thọ 83 tuổi, ông Mao là lãnh tụ đảng Cộng sản Trung quốc, và người đứng đầu nước Cộng hoà Nhân Dân Trung hoa kể từ khi thành lập năm 1949.


Tượng Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh. Ông Mao là nhân vật chính trị được bao phủ bởi những huyền thoại, được thần thánh hoá, nhưng trong vài năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu và tác phẩm giá trị đã phát giác những chi tiết thực về đời sống của ông, trong đó có những chi tiết rất bất ngờ.
Một trong những công trình ấy là cuốn sách “Mao-an unknown story, ” xin tạm dịch là “Những Điều Chưa Biết về Mao” của hai tác giả Jung Chang và Jon Halliday do nhà xuất bản Globalflair ấn hành mới đây.
Nhà báo Bùi Tín sẽ điểm cuốn sách này trong cuộc trao đổi kéo dài ba kỳ với BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ đài chúng tôi. Ông Bùi Tín nguyên là phó tổng biên tập báo Nhân Dân, hiện đang sinh sống tại Paris. Xin đựơc thưa rằng ý kiến của ông Bùi Tín không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Nội dung cuốn sách
Nguyễn An: Kính chào nhà báo Bùi Tín. Trước hết xin ông giới thiệu sơ qua về nội dung cuốn sách cũng như là quá trình sưu tầm tài liệu để viết lên cuốn sách này.
Bùi Tín: Đây là cuốn sách lớn, đồ sộ lắm, đến 860 trang. Tôi đã mất suốt hai tháng để đọc, đọc một cách say mê. Và cuốn sách thu hút lắm. Hai vợ chồng tác giả là cô Jung Chang và ông Jon Halliday đã bỏ ra gần 10 năm trời để viết, mà là chỉ viết riêng về cái gọi là tiểu sử thật của ông Mao Trạch Đông là nó như thế nào. Muốn viết cuốn sách này ông bà đã có hàng mấy chục chuyến đi về Trung Quốc để thăm lại tất cả những vùng mà ông Mao Trạch Đông đã đi qua, từ Diên An, Tứ Xuyên, lên Bắc Kinh, Thượng Hải, v.v…
Ông bà ấy còn sang Đài Loan để gặp hơn 60 người nữa tức là những người đã từng gặp ông Mao Trạch Đông. Ông bà lại còn đi khắp thế giới để gặp gần 100 người, tư tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng cho đến các nhà báo đã từng đến Diên An, đến Bắc Kinh khi ông Mao Trạch Đông còn sống, để lấy những tài liệu sinh động nhất, chân thực nhất. Cho nên đây là quyển sách rất đồ sộ. Có thể nói là công trình sử học thận trọng và công phu.
Nguyễn An: Thưa, ông có thể nói sơ lược về tác giả. Họ có gì đặc biệt?
Bùi Tín: Bà Jung Chang (theo Hán Việt là Trương Nhung) có cái đặc sắc là người gốc Trung Quốc, sinh ra từ một gia đình quyền quý ở Mãn Châu. Khi 16 tuổi bà vẫn còn là hồng vệ binh tìm cách đên Thiên An Môn để nhìn cho được ông Mao Trạch Đông. Thế mà sau này bà học tiếng Anh rồi trở thành giáo sư Anh ngữ. Đến năm 1978 bà được học bổng sang Anh Quốc. Sau khi tốt nghiêp bà ở lại nước Anh, lấy chồng là Jon Halliday.
Ông Hallday cũng rất là đặc sắc. Ông đã từng sống ở Moscow, ở Albany, đã từng là một nhà báo cánh tả, tức là quý mến, thần phục Mao. Nhưng sau này ông cũng vỡ mộng.
Nguyễn An: Vậy là cả hai người đều đã từng là những người thán phục Mao. Có thể nói là đã coi Mao như thần tượng trước khi vỡ mộng đấy!
Bùi Tín: Cả hai vợ chồng bây giờ đều đứng trên lập trường dân chủ để thức tỉnh tất cả những người đã mê muội, đã sai lầm đi theo học thuyết viễn vông mà tiêu biểu là ông Mao.
Nguyễn An: Thật ra nói về tiểu sử của ông Mao thì có lẽ rằng cho tới bây giờ có cả ngàn hay cả chục ngàn bản viết về tiểu sử rồi, thế theo ông thì cái đặc biệt của bộ sách này là ở chỗ nào so với các tiểu sử khác, và động lực khiến cho hai tác giả phải bỏ nhiều công sức ra để viết cuốn này là như thế nào?
Bùi Tín: Vâng. Cuốn sách này rất là công phu và ý định của ông bà Jung Chang và Jon Halliday là như thế này: Từ trước tới nay người ta viết quá nhiều cuốn hồi ký về Mao Trạch Đông. Nhưng đâu là sự thật? Ông bà đã đọc hàng trăm cuốn đó, đặc biệt nhất là cuốn mà ở Phương Tây người ta quý nhất, người ta coi trọng nhất để tham khảo trong các thư viện, đó là cuốn sách Ngôi Sao Đỏ Trên Đất Trung Hoa (Red Star Over China, 1937) của ông Edgar Snow.
Ông này là một nhà báo, nhà văn Mỹ rất nổi tiếng đã đến Diên An hàng chục lần làm khách của Mao Trạch Đông và khi về đã viết một cuốn sách đồ sộ là cuốn Ngôi Sao Đỏ Trên Đất Trung Hoa chỉ nói riêng về tiểu sử của Mao Trạch Đông.
Ông bà đã đọc kỹ cuốn sách đó của Adgar Snow và ông bà thấy rằng sự thật không phải như thế. Và càng đi sâu nghiên cứu về sự thật Mao Trạch Đông thì ông bà càng thấy cuốn Ngôi Sao Đỏ Trên Đất Trung Hoa chỉ là bề ngoài và ông Mao đã được đánh phấn bôi son. Cho nên lần này ông bà định viết về bộ mặt chân thật của Mao.
Sự thật trần trụi
Nguyễn An: Đối với các lãnh tụ cộng sản đựơc huyền thoại hoá, được tô son trét phấn để thành một ông thánh, thì việc phát giác ra sự thật trần trụi ắt hẳn là thú vị?
Bùi Tín: Nó lý thú ở chỗ ấy. Nó phơi bày ra những sự thật mà cũng không có cái gì là đao to búa lớn, nhưng mà toàn là những chuyện kể của hàng nghìn nhân vật và là những chuyện có thật cả. Tất cả đều là những điều rất kỳ lạ và lý thú vì đều là những điều mà từ trước tới nay người ta chưa biểt rõ và bây giờ mới biết thực rõ.
Ví dụ như chuyến “vạn lý trường chinh” mà ông Mao đã khoe là đi mất một năm trời và đánh mấy trăm trận, thì thật ra chỉ có vài trận chiến đấu thôi.
Hai nữa là như thành tích nổi bật nhất là trận Hồng Quân đi qua cây cầu Đại Đô mà bảo là lửa nung cháy tất cả 6 cái xích sắt dài và bên kia mấy ổ súng máy nổ suốt đêm nhả đạn, mà thật ra thì ông bà này đã đến tận cầu Đại Đô và hỏi chuyện một bà nhân chứng cách đây hơn 30 năm còn bán đậu phụ ở đầu cầu. Bà bán đậu phụ này có chứng kiến cảnh Hồng Quân đi qua cầu và có kéo vào nhà bà nghỉ chân để uống nước.
Nguyễn An: Tức là nhân chứng tại chỗ phải không ạ?
Bùi Tín: Vâng. Bà ấy là nhân chứng tại chỗ và bà cho biết là không có trận đánh nào cả. Về chuyện này thì sau này ông Chu Ân Lai cũng phải thú thật với Brezinsky rằng chuyện đó thì chúng tôi cũng phải nói thêm lên để giữ tinh thần của quân đội, để gây thêm thanh thế của Hồng Quân thôi. Như vậy là tất cả những chuyện đó dều bị thêu dệt quá mức thôi.
Thí dụ như nói ông Mao có lập trường nông dân, nhưng mà ngược lại trong quyển sách này thì ông bà đã sưu tầm tổng kết số dân bị chết trong thời ông Mao qua các chính sách như đại nhảy vọt, cưỡng bức lao động quá sức, thu mua hết tất cả lương thực thực phẩm của nông dân để trả nợ vũ khí cho Liên Xô, thì đã làm nông dân kiệt quệ tới mức xảy ra 3 trận đói lớn làm chết 26 triệu dân, chết la liệt ở Tứ Xuyên, ở Hà Bắc, ở Cam Túc, cho tới Quảng Đông.
Nguyễn An: Thưa ông, những phong trào vẫn được thổi phồng lên như là thành tựu vĩ đại thì thật ra chỉ là bề ngoài, thế còn bên trong là thảm kịch của người dân?
Bùi Tín: Đặc biệt là cuộc Cách Mạng Văn Hoá đã làm đổ máu hàng 10 triệu người mà tiêu biểu nhất là ông Lưu Thiếu Kỳ, ông Bành Đức Hoài, nguyên soái Hạ Long đã bị đối xử một cách tàn khốc, bị đày đoạ, bị bắt phải quỳ xuống, bị đánh đá hộc máu. Gọi là Cách Mạng Văn Hoá mà thật ra không có một tí gì là văn hoá cả. Bây giờ người ta mới khui ra từ đâu?
Từ các kho lưu trữ của Đệ Tam Quốc Tế, kho lưu trữ ở Moscow, kho lưu trữ ở Washington, kho lưu trữ ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Bà Trương Nhung đã đến tận tất cả những kho lưu trữ, kể cả ở Berlin, cả ở Thuỵ Sĩ.
Tất cả những cuộc đối thoại tay đôi giữa Mao với Nixon ra sao, giữa Mao Trach Đông với Stalin năm 1949 như thế nào, thì bà đều có đủ hết. Cho nên hàng mấy nghìn trang tài liệu tưyệt mật đã được khui ra và được công bố. Và bà ghi lại tất cả những cuộc hội kiến, những cuộc đối thoại, những cuộc thảo luận rất là sinh động, và nó cho ta thấy tất cả sự thật.
Nguyễn An: Thưa, đó chính là lý do khiến cho hai vợ chồng tác giả đã phải bỏ ra đến cả chục năm để sưu tầm tài liệu có phải không ạ?
Bùi Tín: Vâng. Đúng thế. Tôi đã gặp hai vợ chồng ông bà. Ông bà có mời tôi đến nhà riêng vào năm 1993. Lúc bấy giờ ông bà đã nói là có khi chúng tôi phải bỏ đến 5-6 năm, nhưng bây giờ thì ông bà đã phải bỏ ra đến 10 năm. Hai vợ chồng đã đi không biết bao nhiêu nơi, gặp không biết bao nhiêu người, để viết nên cuốn sách đồ sộ cực kỳ có giá trị này. Giá trị nhất của nó là nói lên được sự thật.
Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa Nguyễn An của ban Việt ngữ đài chúng tôi và nhà báo Bùi Tín về nội dung cuốn sách “những điều chưa biết về Mao” của hai tác giả Jung Chang và Jon Halliday do nhà xuất bản Globalflair ấn hành. Kỳ tới, nhà báo Bùi Tín sẽ nói đến một số chi tiết chưa bao giờ đựơc tiết lộ về ông Mao mà hai tác giả đã phát giác được. Mong quý thính giả đón nghe. Xin đựơc nhắc lại rằng ý kiến của ông Bùi Tín không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Những điều chưa biết về Mao Trạch Đông (phần 2)
2007.10.20 Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Trong buổi phát thanh trước, nhà báo Bùi Tín đã giới thiệu nội dung và tác giả của cuốn “Mao-an unknown story,” tạm dịch là “Những Điều Chưa Biết về Mao” của hai tác giả Jung Chang và Jon Halliday do nhà xuất bản Globalflair ấn hành mới đây.
• Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này
• Tải xuống để nghe

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon. file photo.
Kỳ này, vẫn qua cuộc trao đổi với biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ RFA, ông Bùi Tín sẽ nói đến những phát giác chưa bao giờ đựơc công bố, về cá tính cũng như trong đời sống của ông Mao.
Ông Bùi Tín nguyên là Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, hiện đang sinh sống tại Paris. Xin đựơc thưa rằng ý kiến của ông Bùi Tín không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Con người Mao Trạch Đông
Nguyễn An: Kính chào nhà báo Bùi Tín. Kỳ trước ông đã giới thiệu với quý thính giả cuốn sách viết về những sự thật chưa đựơc biết đến trong đời sống của của ông Mao Trạch Đông. Kỳ nay, xin ông đi vào chi tiết về những sự thật ấy.
Bùi Tín: Cuốn sách ấy vẽ nên một bộ mặt, một chân dung rất chân thực về Mao Trạch Đông và nó khớp với quan điểm của nhiều nhà báo quốc tế khi họ nghi ngờ và phán đoán nhưng chưa đưa ra kết luận.
Một cách tổng quát, ta thấy gì ở Mao? Mao là một con người có tham vọng cá nhân cực lớn. Ông ta nói nhiều về nhân dân, nói nhiều về dân tộc Trung Hoa, nhưng mà thật ra từ khi học ở Hồ Nam cho đến cuộc Vạn Lý Trưòng Chinh về Diên An thì ngưòi ta thấy rõ là Mao chỉ ấp ủ một giấc mộng lớn, tức là toàn bộ quyền lực nằm trong tay đảng cộng sản và điều này có nghĩa là nằm trong tay cá nhân Mao Trạc Đông.
Cho nên có thể nói là xuyên suốt cuộc đời Mao là cuộc đời xây dựng đảng cộng sản nhưng với tham vọng rõ ràng là ta phải nắm trọn cái đảng này.
Nguyễn An: Tức là cá tính của ông Mao đó?
Mao gần như lên voi xuống chó ghê lắm, khi thì ở trong trung ương, khi thì bị đuổi ra ngoài trung ương, khi thì vào trung ương của Quốc Dân Đảng, rồi khi lại ra ngoài Quốc Dân Đảng, khi lại bị Stalin suýt nữa gạt đi, rồi lại bị những đại hội khai trừ.
Cựu Đại tá QĐNDVN Bùi Tín
Bùi Tín: Vâng. Cá tính ông Mao đấy. Là một con người có một ý chí cá nhân, có một tham vọng cá nhân xuyên suốt cực lớn, bằng bất kỳ giá nào. Cái giá phải trả đó là gì? Ta biết Mao gần như lên voi xuống chó ghê lắm, khi thì ở trong trung ương, khi thì bị đuổi ra ngoài trung ương, khi thì vào trung ương của Quốc Dân Đảng, rồi khi lại ra ngoài Quốc Dân Đảng, khi lại bị Stalin suýt nữa gạt đi, rồi lại bị những đại hội khai trừ.
Nguyễn An: Thưa đây có phải là một chi tiết lý thú? Thưa, ông có thể cho biết thêm về chuyện này. Nó xảy ra trong hoàn cảnh nào ạ?
Bùi Tín: Khi bị đại diện của trung ương đảng ở Thượng Hải. Khi Mao cho quân ở Giang Tô đi đánh thổ phỉ nhưng lại nhiễm phải thổ phỉ, với tất cả tật bệnh của thổ phỉ, cho nên Mao cũng cho quân đi chém, giết, đi cướp của, cướp vàng bạc của người ta.
Nguyễn An: Tức trở thành thổ phỉ luôn?
Bùi Tin: Vâng, trở thành thổ phỉ luôn. Thế rồi Chu Ân Lai đại diện cho trung ương (lúc ấy Chu Ân Lai ở trên cấp Mao Trạch Đông rất xa, là đại diện của trung ương Thượng Hải. Còn Mao Trạch Đông mới là uỷ viên dự khuyết của bộ chính trị) thi hành kỹ luật Mao, tức là khai trừ khỏi đảng. Sau này phải kiểm điểm dữ lắm. Cho nên Mao Trạch Đông có mối thù vớí Chu Ân Lai.
Cho đến khi Chu Ân Lai gần chết vì bệnh ung thư mà Mao vẫn không cho mổ. Như vậy để làm gì? Để cho họ Chu chết trước Mao. Để làm gi? Vì nếu như còn sống thì Chu cũng không thể hại Mao được. Mao nghĩ xa đến mức như thế.
Hay là trường hợp Lưu Thiếu Kỳ cũng vậy. Lưu Thiếu kỳ còn ở trên Mao Trạch Đông 2 bậc, nhưng về sau Mao quyết hạ bệ Lưu Thiếu Kỳ và cho đến khi Lưu Thiếu Kỳ được đưa lên làm chủ tịch nước rồi thì Mao vẫn tìm cách lật đổ họ Lưu qua cuộc Cách Mạng Văn Hoá bằng cách cho hồng vệ binh đấu tố vợ chồng Lưu như những tên phái hữu tức là phản động nhất một cách rất là tàn tệ.
Hay là như ông Bành Đức Hoài là người được Mao đưa lên làm tổng tư lệnh của chí nguyện quân ở Triều Tiên mà chỉ vì Bành chê Mao sống như một hoàng đế trong một xã hội đầy bất công như thế, khiến Mao thù Bành Đức Hoài và qua Cách Mạng Văn Hoá thì Mao cho đấu tố họ Bành tới mức mà Bành chết rồi Mao cũng không cho làm lễ tang, không cho đặt vòng hoa, thậm chí giấu biệt cả ngày họ Bành chết trong tù để cho con cháu không biết ngày làm lễ kỵ, phát tang nữa.
Cuộc đời tình ái và chuyện vợ con
Nguyễn An: Thưa đó là bản tính của ông Mao cũng như là cách ông ta đối xử với những đồng chí thân thiết, còn đối với Stalin thì sao ạ?
Bùi Tín: Về Stalin thì Mao hết sức xu nịnh; xu nịnh đến độ ông ta luôn luôn kiểm soát radio liên lạc giữa Diên An với Moscow để chỉ báo cáo những cái hay thôi, vì Mao sợ là Stalin biết được.
Ngoài ra nói về đời sống riêng, đời sống hưởng lạc của Mao thì không có ông vua nào, ông hoàng đế nào trên thế giới có thể mang ra so sánh với Mao Trạch Đông.
Tất cả những nơi ở của Mao đều có rèm che, có lính gát. Ngay giữa Đại Lễ Đường Nhân Dân Trung Quốc mà Mao cũng bắt thiết kế một phòng riêng và trong đó có một giường riêng, xung quanh có rèm che kín bưng.
Trong lúc đại hội đảng diễn ra ở tiền sảnh thì ở phòng riêng phía sau trong một lúc Mao ôm cả ba bốn cô vũ nữ và diễn viên của các đoàn văn công do Lâm Bưu tuyển riêng cho Mao.
Nguyễn An: Thưa nhà báo Bùi Tín, ông Mao dường như có nhiều vợ và nhiều con, mà những người quá say mê danh vọng thì thưòng đối xử không tốt đối với gia đình, vậy trường hợp của ông Mao thì sao? Sách có nói tới không?
Bùi Tín: Trong cuốn sách này có kể lại là Mao đối với vợ con có thể nói là tàn nhẫn cũng đúng. Ví dụ đối với bà vợ cả đầu tiên do tảo hôn thì không nói, nhưng bà vợ thứ hai là bà Dương Khai Tuệ (bị Quốc Dân Đảng bắn chết) có 3 đứa con, đứa con đầu chết ở Triều Tiên, một đứa sang Liên Xô bị bệnh tâm thần thì Mao không hề quan tâm tới, không hề để ý đến mà cũng không hỏi thăm tới một chút nào. Còn đưa con thứ ba thì chết khổ chết sở ở Thượng Hải; đi bới rác và chết cơ mà!
Bà vợ thứ ba là bà Hà Tú Trân đi cùng với Mao trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh, nhưng khi Mao lấy bà Giang Thanh thì bà Hà Tú Trân uất ức, lên cơn bệnh tâm thần và phải qua Liên Xô để chữa bệnh. Sau này bà Hà Tú Trân về lại Trung Quốc thì Mao Trach Đông không cho phép tới thăm. Rồi Mao lại cố tình giết bà này một cách rất là ác độc.
Khi Mao họp hội nghị ở Lư Sơn, biết bà Hà Tú Trân ở gần đấy, Mao cho người mời bà ấy đến bằng cách nói dối là gặp một người bạn cũ.
Về đời sống riêng, đời sống hưởng lạc của Mao thì không có ông vua nào, ông hoàng đế nào trên thế giới có thể mang ra so sánh. Trong lúc đại hội đảng diễn ra ở tiền sảnh thì ở phòng riêng phía sau trong một lúc Mao ôm cả ba bốn cô vũ nữ và diễn viên của các đoàn văn công do Lâm Bưu tuyển riêng cho Mao.
Ông Bùi Tín, cựu Phó tổng biên tập báo Nhân Dân
Trước đây khi nghe tiếng Mao Trạch Đông nói qua radio thì bà Hà Tú Trân đã ngất xỉu vì quá đau khổ, nay khi đến nơi và gặp mặt Mao Trach Đông mà Mao không hề thăm hỏi gì hết thì bà ngất xỉu luôn. Thế là Mao bỏ đi luôn và không hề quay trở lại nữa. Sau này bà Hà Tú Trân tái phát bệnh tâm thần và hoàn toàn không phục hồi lại được nữa.
Đấy, Mao đối xử với vợ con kinh khủng là như thế. Nhưng về cuối đời Mao thì ông ta ở trong một tình trạnh tâm thần lẩn lộn suốt 2 năm trời.
Nguyễn An: Sau cùng về cuối đời Mao có gì đặc biệt không ạ? Và ông ta có để lại di chúc hay không?
Bùi Tín: Sau khi bị Lâm Bưu làm phản thì Mao bị một chứng bệnh đặc biệt, đó là các thần kinh và bắp thịt từ tay, chân đến lưỡi, cổ họng đều bị liệt hết. Và cuối cùng Mao không nói, không ăn, không nuốt được. Căn bệnh hành Mao một cách kinh khủng.
Trong lúc ấy Mao có một nỗi sợ - sợ bị dân ghét, sợ bị quần thần phẫn nộ vì Mao quá tàn ác qua các chính sách như cải cách ruộng đất, đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá v.v. đều là những sáng kiến riêng của Mao và đều thất bại thảm hại, cho nên lúc này Mao chỉ mong “Cho tôi được chết yên. Đừng có lật đổ tôi khi tôi còn sống”.
Mao không có một di chúc nào, nhưng lời nói được coi là di chúc chính thức là câu này: Nếu các người định làm phản tôi, định đảo chính tôi, thì xin hãy dành cho con mụ vợ của tôi sau khi tôi chết đã.”
Đấy là ở hội nghị bộ chính trị cuối cùng mà ông ta trăn trối lại như thế. Bởi vì chính Mao đưa bà vợ Giang Thanh lên cao nhất, làm tổ trưởng tổ cách mạng văn hoá, để rồi tàn sát không biết bao nhiêu người suốt trong thời gian hơn một năm trời.
Trước khi chết Mao mới nhìn ra được là bà vợ gian ác đó cùng với ông ta làm nên những tội ác khủng khiếp như thế. Cho nên Mao chỉ ghé vào tai Đặng Tiểu Bình, ghé vào tai Chu Ân Lai, vào Diệp Kiếm Anh, bên cạnh đó có cả Hoa Quốc Phong nữa, và ông ta chỉ nói “Tôi xin các người hãy đoàn kết, hãy ổn định. Tôi xin các người có làm loạn, có lật đổ, có đảo chính, thì để dành sau khi tôi chết và dành cho mụ vợ của tôi”, thì người ta đã thực hiện đúng điều đó.
Và chính cái đó có thể nói là cả một cuộc đời khủng khiếp và đến cuối đời và trước khi tắt thở là một bi kịch ghê gớm của một con người đầy tham vọng và vỡ mộng rất lớn.
Vừa rồi là cụôc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và nhà báo Bùi Tín về những phát giác mới trong cuốn sách “Những điều chưa biết về Mao” của hai tác giả Jung Chang và Jon Halliday do nhà xuất bản Globalflair ấn hành. Kỳ tới, nhà báo Bùi Tín sẽ nói đến vị trí của ông Mao đối với Việt Nam. Mong quý thính giả đón nghe. Xin đựơc nhắc lại rằng ý kiến của ông Bùi Tín không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Những điều chưa biết về Mao Trạch Đông (phần 3)
2007.10.21 Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Trong hai kỳ trước, nhà báo Bùi Tín đã giới thiệu nội dung và tác giả của cuốn “Mao-an unknown story,” tạm dịch là “Những Điều Chưa Biết về Mao” của hai tác giả Jung Chang và Jon Halliday do nhà xuất bản Globalflair ấn hành mới đây. Kỳ này, ông Bùi Tín sẽ nói đến ảnh hửơng của Mao đối với Việt Nam.
• Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
• Tải xuống để nghe
Ông Bùi Tín nguyên là phó tổng biên tập báo Nhân Dân, hiện đang sinh sống tại Paris. Xin đựơc thưa rằng ý kiến của ông Bùi Tín không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Ảnh hưởng đối với Việt Nam
Nguyễn An: Kính chào nhà báo Bùi Tín. Thưa ông trong hai kỳ vừa qua, ông đã giới thiệu cuốn sách mới xuất bản, nội dung là những điều chưa biết về Mao, nói lên những sự thật trong đời sống đã đựơc huyền thoại hoá từ lâu của nhân vật lịch sử này, rồi ông cũng nêu lên những điểm mà tác giả cuốn sách đã phát giác. Liên hệ đến Việt Nam, ông có thể cho biết vị trí của ông Mao như thế nào?
Bùi Tín: Có thể nói là vai trò của ông Mao đối với Việt Nam thật to lớn. Ít có một lãnh tụ nước ngoài nào lại có ảnh hưởng đến Việt Nam lớn như vậy. Từ khi tôi vào đảng là đã nghe thấy gọi Bác Mao rồi. Trong thời kỳ chống Pháp nhà nào cũng phải có ảnh Stalin với Mao Trạch Đông. Cơ quan nào cũng phải có những cái ảnh màu rất to của Stalin và Mao Trạch Đông. Và trong sinh hoạt đảng bao giờ cũng coi lãnh tụ Mao Trạch Đông cao hơn Hồ Chí Minh. Ông Stalin là cao nhất rồi tới ông Mao Trạch Đông.
Nguyễn An: Thế là khuôn vàng thước ngọc đấy!
Bùi Tín: Vâng. Thế mà trong thời kỳ chống Pháp tôi đã gặp đến hàng trăm cố vấn Trung Quốc được gọi là phái viên của Mao Chủ Tịch đến để dạy dỗ, để lên lớp về chiến thuật Lâm Bưu, về vận động chiến, công kiên chiến. Đến năm 1951 là đại hội đảng lần thứ hai ghi rõ trong điều lệ là “lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm cơ sở lý luận và tư tưởng cho Đảng Lao Động Việt Nam”.
Cho nên trong Cải Cách Ruộng Đất có hai mươi mấy nghìn địa chủ bị bắn chết, gần 1 triệu nạn nhân lớn nhỏ cùng gia đình bị ảnh hưởng là cũng do tư tưởng Mao Trạch Đông. Tư tưởng lúc bấy giờ là lấy bần cố nông làm cốt cán, lấy đấu tranh giai cấp làm động lực, rồi tàn sát địa chủ để giành lại ruộng đất cho nông dân.
Nguyễn An: Thế trong lãnh vực văn hoá thì ảnh hưởng của tư tưởng Mao đối với Việt Nam ra sao?
Bùi Tín: Đến văn hoá cũng như thế thôi. Thì ta cũng không phải là không bị ảnh hưởng. Ta cũng thấy sự nôn nóng diệt tư hữu chẳng hạn, tiêu diệt địa chủ và tiêu diệt phú nông, tiêu diệt tư sản, rồi coi tư sản là bóc lột, phải thủ tiêu và không cho buôn bán một thời gian dài, đâý là tư tưởng Mao Trạch Đông, là coi tất cả mọi nguồn tư hữu là tội ác, v.v.
Cho nên ngay sau khi Miền Nam gọi là “được giải phóng” đó, thì đó là tư tưởng Mao Trạch Đông thôi, tức là bắt tất cả những nhà có của đi đến những nơi đồng không mông quạnh tự xây dựng lấy cuộc sống với hai bàn tay trắng. Đó là lập lại cái thời kỳ cải cách ruộng đất của Trung Quốc và thời kỳ cách mạng văn hoá ở Trung Quốc thôi.
Ta thấy kiểm thảo, đấu tranh lẫn nhau và thanh trừng, mà thanh trừng coi như đấu tranh giai cấp, thì bên đó (Trung Quốc) có Lưu Thiếu Kỳ, có Bành Đức Hoài, thì ở bên này (Việt Nam) biết bao nhiêu người đảng viên trung kiên nói lên sự thật đều bị đối xử tàn bạo như vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm đều bị tác động bởi chính sách “trăm hoa đua nở” ở Trung Quốc cả.
Thế rồi họ coi tất cả các đạo giáo như đạo Phật là (ru ngủ nhân dân, là mê tín) nên họ phá đình, phá chùa là những hành động rập theo Trung Quốc thôi. Ở bên đấy họ cũng cho các tượng Phật xuống ao hết, thì ở Việt Nam trong một thời kỳ tất cả các vị cha cố, sư ni đều phải hoàn tục hết. Và tất cả nhà thờ đóng cửa. Tượng Phật bị quẳng xuống ao, đình chùa biến thành nhà kho. Tất cả các đối liễn đều bị vứt xuống làm cầu ao.
Tất cả những cái đó đều là thực hiện tư tưởng Mao Trạch Đông mà Đảng Lao Động Việt Nam (tức Đảng Cộng Sản Việt Nam) đã mang từ Trung Quốc về. Thực hiện quan điểm độc nhất một đảng, độc quyền một đảng, chỉ có đảng cộng sản thôi, tất cả những đảng khác bị ghép tội là phản động, là tay sai, là kẻ thù giai cấp, là tay sai của đế quốc, là tay sai của địa chủ. Do đó mà có cuộc đấu tranh loại bỏ những người yêu nước không cộng sản. Cái đó là theo đúng như kiểu của Trung Quốc, theo chỉ thị của Mao Trạch Đông.
Thần thánh hóa lãnh tụ
Nguyễn An: Thưa nhà báo Bùi Tín, với cuốn sách này và khá nhiều thông tin cùng loại được phổ biến trước kia thì nhiều lãnh tụ từng được huyền thoại hoá thành một ông thánh thì nay đã bị phơi bày trần trụi, như vậy ông thấy phải nhìn vấn đề thần thánh hoá lãnh tụ ra sao ạ?
Bùi Tín: Tôi thấy trước hết là ngay ở Trung Quốc thì cuốn sách này cũng góp phần gọi là “phi Mao hoá”, xoá bỏ một thần tượng. Nhưng mà những người lãnh đạo hiện nay như ông Hồ Cẩm Đào, như ông Uông Gia Bảo đang nhóm Đại Hội thứ 17 (Đảng Cộng Sản Trung Quốc) thì người ta vẫn giữ kết luận này, tức là Mao có 2 phần đúng, 1 phần sai.
Người ta vẫn cứ khẳng định là ông Mao có thành tích là chính, còn ai làm mà chẳng sai lầm. Họ vẫn giữ quan điểm của Mao như thế này, là sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp mới mẻ bị vấp váp là tất yếu, đó là cái giá phải trả để mà tỉnh ngộ.
Nguyễn An: Tức là chấp nhận cái sai lầm đó?
Bùi Tín: Ấy, chấp nhận cái sai lầm đó. Đấy chính là luận điệu nguỵ biện hiện nay của chính quyền Trung Quốc.
Cần nhìn thẳng vào sự thật
Nguyễn An: Thưa ông, như vậy thì thái độ mà ông đề nghị nên có là thế nào?
Bùi Tín: Cho nên là ở Trung Quốc cũng như Việt Nam thôi, tức là phải nhìn thẳng vào sự thật, phải đi với thời đại, đừng có cổ lổ, cổ hũ, đừng có ôm tất cả những khái niệm cũ. Và bây giờ ở Trung Quốc như thế nào mà Việt Nam vẫn đi theo?
Hiện nay Việt Nam vẫn xác nhận là Đảng Cộng Sản Trung Quốc là một gương mẫu hay là một kho kinh nghiệm mà Việt Nam phải tiếp tục học hỏi. Đấy là vừa rồi ông Nông Đức Mạnh sang, rồi gần đây ông Nguyễn Tấn Dũng sang, rồi đến ông Nguyễn Minh Triết, rồi đến ông Nguyễn Phú Trọng, và đến những ông về tư tưởng văn hoá v.v. cũng đều nói hiện nay phải học kinh nghiệm của Trung Quốc.
Mà kinh nghiệm Trung Quốc là ở chỗ nào? Chúng tôi ở đây đang đề ra thế này, tự do là tốt nhưng dân chủ thì chưa, dân chủ phải 5 năm - 10 năm nữa.
Nguyễn An: Nhưng mà không có dân chủ thì làm sao mà có tự do? Chả lẽ tự do chấp nhận độc tài sao?
Bùi Tín: Vấn đề là gì? Là không thể trì hoãn cái dân chủ. Trì hoãn dân chủ một ngày một buổi là chồng chất không biết bao nhiêu tệ hại đau khổ, thiệt hại cho đất nước. Đấy như vụ dân oan thì hiện nay ở Trung Quốc đã nổi lên hàng chục vạn người (nông dân) trước cái đại hội 17 hiện nay chẳng hạn.
Chính do đó mà nhân quyển sách về Mao này phải thấy những cái gì là tiêu cực nhất trong tư tưởng Mao thì phải dứt khoát không thương tiếc mà bỏ đi, để đi hẳn với giá trị thời đại. Mà giá trị của thời đại là không gì hơn là quần chúng nhân dân phải làm chủ đất nước, và quần chúng nhân dân phải có tự do suy nghĩ.
Nguyễn An: Xin cảm ơn nhà báo Bùi Tín.
Bùi Tín: Vâng. Cảm ơn anh.

Không có nhận xét nào: