Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

TIM HIEU CAC CHU TRUONG BI MAT CUA VIET CONG VA HO CHI MINH

THAN TICH NHAN QUYEN CUA VIET CONG
Ngày 10-12-2008 tới, toàn thể nhân loại sẽ kỷ niệm 60 năm ra đời Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền vốn đã được 58 Quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua bằng Nghị quyết 217 tại Paris năm 1948. Để thường xuyên nhắc nhớ biến cố này, Ngày Quốc tế Nhân quyền cũng được đặt ra và cử hành cùng lúc. Theo thông lệ, người ta thường đặc biệt kỷ niệm những dịp tròn thập niên: 10, 20, 30 năm… với việc “lập những thành tích chào mừng” (nói theo kiểu Cộng sản). Vậy chúng ta hãy điểm xem tại Việt Nam dưới “thời đại Hồ Chí Minh”, “những thành tích” nào đã được lập để chào mừng biến cố và là cột mốc trọng đại ấy của nhân loại trong những dịp tròn thập niên (tạm gác những năm “lẻ”).
Nhưng trước hết, tưởng cũng nên xem trong chính năm 1948 ấy, biến cố nào quan trọng đã xảy ra trên đất Việt? Thưa đó chính là sự kiện ngày 5 tháng 6 , Hiệp định Vịnh Hạ Long đã được ký kết giữa chính quyền Thực dân Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại cho phép thành lập Quốc gia VN gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp. Trước đó mấy hôm, ngày 2 tháng 6, Chính phủ Trung ương đã quyết định dùng Cờ Vàng ba sọc đỏ làm Quốc kỳ, y như Đại Nam kỳ thời kháng Pháp 1890-1920 ( là lá cờ thể hiện ý chí dân tộc, xác quyết sự vẹn toàn lãnh thổ, nêu cao tinh thần quốc gia). Bằng Hiệp định Hạ Long này và Hiệp định Elysée ngày 8-3-1949, Cộng Hòa Pháp trao trả chủ quyền độc lập cho VN. Đây là bước đầu và nền tảng để thực hiện những điều mà Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền sẽ công bố.
• Dịp kỷ niệm tròn thập niên lần thứ nhất, tức 1958, được đánh dấu bằng việc Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, không cần hỏi ý kiến nhân dân qua Quốc hội (dù là quốc hội bù nhìn), đã ra Công hàm bán nước ô nhục ngày 14-09, công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Trường Sa của Việt Nam. Tiếp đến bằng việc tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp và những nông trường quốc doanh tập thể ở miền Bắc (theo Bernard Fall, Le Viet Minh, Paris, 1960, tr.. 284-287). Sau cuộc Cải cách ruộng đất “lở đất long trời” chấm dứt năm 1956 với máu lệ và tử vong của gần nửa triệu người Việt, với cảnh đời sống nông dân tụt hậu và sản lượng nông nghiệp giảm thiểu, nhà cầm quyền CS đã đưa ra những hình thức tập thể hóa nói trên nhằm khôi phục việc sản xuất lương thực (song cũng thất bại), nhưng nhất là nhằm lấy lại ruộng từ tay các bần nông đã được chia phần, để tích lũy toàn bộ đất đai lương thực vào tay nhà nước hầu chuẩn bị xâm chiếm miền Nam. Mà quả thế, theo những học giả như Gerald C. Hickey và Harold Hinton (HK), cũng từ 1958, cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam (do CS miền Bắc dàn dựng và chỉ đạo) bắt đầu xuất hiện để phá hoại cuộc sống an lành của người dân và nỗ lực xây dựng của chính phủ VNCH. Năm 1958 này cũng là năm nhà cầm quyền CSVN quyết tâm kết thúc vụ án Nhân văn Giai phẩm với Nghị quyết ngày 6 tháng 1 của Bộ Chính Trị do Trường Chinh ký, nhằm mở hai lớp chỉnh huấn cho gần 500 văn nghệ sĩ “học tập”, thực chất là “kiểm thảo tư trưởng” và “xưng tội với Đảng”! Hầu như toàn bộ trí thức đất Bắc đều bị trù dập cuộc sống, mai một tài năng và hết còn khả năng làm đầu óc cho xã hội.
• Thành tích chào mừng Tuyên ngôn dịp tròn thập niên 1968 hiển nhiên là cuộc tổng công kích và thảm sát Tết Mậu Thân. Lúc đó Hồ Chí Minh đã làm một bài thơ chúc Tết đồng thời là phát súng lệnh: “ Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên! toàn thắng ắt về ta ”. Về bài thơ ra hiệu cho cuộc tắm máu đó, “ tiến sỹ” Trần Viết Hoàn đã trâng tráo viết: “ Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, ta được tận hưởng tư tưởng, tình cảm cao đẹp của ác Hồ: yêu nước, yêu dân, tin dân, tin cách mạng, tin vào thắng lợi qua những vần thơ Tết Mậu Thân. Bài thơ đó cho ta soi mình vào tâm đức tổ tiên, học tập và làm theo tấm gương ạo đức Bác Hồ .” (Trích báo đảng “kỷ niệm 40 năm tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân”). K ết quả của tình “yêu nước, yêu dân” đó là ở Huế có 9776 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, 3169 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, hơn 7000 người dân vô tội đã bỏ mạng vì những kiểu cách hành quyết man rợ nhất (theo Lê Trung Thành, Cờ vàng). Chính vì “thành tích vô tiền khoáng hậu” này mà chỉ hơn một năm sau, ngày 02-09-1969, Hồ Chí Minh đã bị gọi sang thế giới bên kia để Thượng Đế và các oan hồn hỏi tội!
• Đến năm 1978, một “thành tích” mới là việc thành lập “Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh trung ương” theo nghị định số 11-CP ngày 17 tháng giêng của Hội đồng Chính phủ. Những nhà tư sản lớn của Sài Gòn thời đó phần lớn đã di tản ra nước ngoài, thành phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ như các chủ xưởng thủ công, chủ nhà in, chủ hiệu thuốc… họ bị buộc phải kê khai tài sản , vốn liếng, tiếp đến bị trưng thu , tịch thu , trưng mua rồi bị cấm kinh doanh, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp. Nhiều cửa hàng nhỏ, tiệm thức ăn, tiệm cà phê vốn liếng chẳng có bao nhiêu cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã. Để thực thi việc cải tạo bất nhân và ngu xuẩn này (mà kẻ chỉ huy là cụ hoạn Đỗ Mười), những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải vào diện “cải tạo tư sản”. Những ông bà chủ chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản” của họ. Tài sản bị niêm phong xong, mọi người trong gia đình nhận quyết định đi “xây dựng vùng kinh tế mới” !!(Theo Wikipedia). Chính chủ trương ăn cướp tàn bạo này đã làm cho miền Nam khánh kiệt theo miền Bắc, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam sụp đổ, khiến không ít người trở nên điên loạn, tự tử và đã buộc hàng trăm ngàn người liều chết vượt biên.
Năm 1978 kết thúc với “thành tích” xâm lăng Campuchia. Ngày 21 tháng 12, theo lệnh Liên xô, lấy cớ cứu dân Campuchia khỏi bị diệt chủng, CSVN tung quân đánh đuổi chính quyền Polpot, lập chính quyền bù nhìn Hunsen, để rồi ở lại cả 10 năm để cai trị. Cuộc xâm lăng trắng trợn này đã gieo đau thương cho dân tộc Khmer, gây nỗi căm thù của họ đối
với dân Việt, tạo cớ cho Trung Cộng xâm chiếm tàn phá nhiều tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, đồng thời khiến Hoa Kỳ thi hành chính sách cấm vận đối với VN.
• “ Thành tích” năm 1988 của CSVN phải nói là đặc biệt. Lần này, tuy chỉ nhắm hai người nhưng đối tượng lại là cả một tập thể hàng mấy triệu. Đó là việc ám sát vị lãnh đạo Công giáo đang cai quản Giáo phận Huế là Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền vào ngày 08 tháng 06 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Vị chức sắc cao cấp này bị giết chỉ vì đã dũng cảm đương đầu với chế độ, dám bênh vực cho quyền của tôn giáo lẫn quyền của con người. Tấm gương của ngài là nguy cơ cho chế độ, vì có thể kéo lôi hàng lãnh đạo mọi tôn giáo và cả tập thể mọi giáo hội. Thứ đến là việc phóng thích rồi quản thúc một chức sắc Công giáo khác vốn cũng là khuôn mặt lãnh đạo tầm cỡ khiến CS e sợ là Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận vào ngày 21-11-1988 sau khi đã giam tù và quản chế ngài 13 năm ròng rã (từ 15-8-1975). Cuối cùng CS trục xuất ngài khỏi Việt Nam năm 1991. Kiểu cách triệt hạ lãnh đạo tinh thần đầu tàu để khống chế toàn bộ tôn giáo như thế là đường lối mà các chế độ Cộng sản vẫn thường áp dụng, như đối với các Hồng y Cung Phần Mai tại Trung Quốc, Mindszenty tại Hungari, Slipyj tại Ukraine, Stepinac tại Nam Tư, Todea tại Albani, Tomasek tại Tiệp Khắc, Wyszynski tại Ba Lan trong các thập niên 1950 đến 1980.
• “ Thành tích” năm 1998 của CSVN chính là việc khẩn trương hoàn thành các Hiệp ước lãnh thổ và lãnh hải sẽ ký kết trước khi thế kỷ 20 chấm dứt, khiến Việt Nam mất gần 1000 km2 đất liền và hơn 10.000 km2 biển cả. Theo báo chí kể lại, trong năm 1998 và 1999, khi gặp tổng bí thư Lê Kh ả Phiêu ở Bắc Kinh, tổng bí thư Giang Trạch Dân đã thúc giục rằng : cuộc đàm phán Việt Trung không nên kéo dài mà phải sớm kết thúc. Lê Khả Phiêu đã nhanh nhẩu đồng ý, và phía TQ ghi nhận điều ấy như một cam kết để buộc các đoàn đàm phán phải thực hiện bằng được, trên thực tế là ép đoàn VN phải nhượng bộ những đòi hỏi của TQ. Quả nhiên việc ký 2 Hiệp ước đã diễn ra vào sát những ngày cuối năm. Hiệp ước về đất liền vào ngày 30-12-1999 và Hiệp ước về Vịnh Bắc bộ vào ngày 25-12-2000, đang khi nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng hợp lẽ. Chính sự dễ dãi nhẹ dạ này của Lê Khả Phiêu cộng với sự toa rập của bộ Chính trị đã, đang và sẽ bị nhân dân lẫn lịch sử kết án tội “ bán đất, dâng biển cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.
• “ Thành tích chào mừng” kỷ niệm Tuyên ngôn năm 2008 trước hết chính là “Cuộc diễn hành kỷ niệm 40 năm tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân” sáng ngày 1 tháng 2 tại dinh Thống nhất (dinh Độc lập cũ) ở Sài Gòn, mà thực chất là việc các lãnh đạo CS cùng đồng đảng trâng tráo nâng ly ăn mừng một cuộc thất trận nhục nhã, một cuộc tàn sát man rợ, một màn lừa dối đểu cáng và một sự chà đạp những giá trị tinh thần của dân tộc. Tiếp đến, rải dài trong năm là bao cuộc đàn áp nông dân khiếu kiện đòi ruộng vườn, công nhân đình công đòi đủ lương, tín đồ cầu nguyện đòi cơ sở, sinh viên biểu tình đòi đất tổ, ký giả viết báo đòi công lý, các nhà dân chủ giăng biểu ngữ đòi nhân quyền… Đặc biệt hơn hết là vụ xử án 8 giáo dân Thái Hà hôm 08-12 tới, áp ngày kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn, về tội gọi là “gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản” bởi chính một chế độ đang cướp bóc tài nguyên quốc gia, tài sản tôn giáo và của cải nhân dân, bởi chính một tập đoàn lãnh đạo đang đẩy đất nước vào cơn suy thoái mọi mặt, xã hội vào cơn khủng hoảng trăm bề và dân tình vào cơn hỗn loạn thống khổ triền miên.
Đọc lại từ đầu đến cuối Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 rồi nhìn lại Việt Nam từ hơn 60 năm qua, thật là cả một trời một vực. Không có điều khoản nào trong 30 điều khoản mà Cộng đảng VN (và mọi cộng đảng khác) lại không vi phạm ở một mức độ mà mọi chế độ bạo tàn tự cổ chí kim phải chào thua!
Sách lược xâm lăng của CSHơn 40 năm trước đây, trong cuốn Sách lược xâm lăng của CS, chúng tôi đã có dịp phân tích 4 loại sách lược thường được Cộng sản dùng để thôn tính các nước là mặt trận, liên hiệp, trung lập, hòa bình.
Hòa bình là một vũ khí, một chiến lược, một mặt trận đánh vào đối phương, để chia rẽ, phân hóa, làm cho đối phương mất hết ý chí chiến đấu, trong khi Cộng Sản tiếp tục tấn công. Tác động của các phong trào phản chiến tại miền Nam Việt Nam và tại Mỹ trước đây là minh chứng cụ thể về sự vận dụng vũ khí hòa bình.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngay trong lúc nêu chủ trương sống chung hòa bình, lãnh tụ Liên Xô Nikita Khrutshchev vẫn tuyên bố “muốn sống đến ngày được thấy ngọn cờ đỏ bay phất phới khắp năm châu”. Cũng chính Khrutshchev đã ra lệnh đàn áp phong trào đấu tranh tách khỏi vòng kiềm chế Liên Xô của nhân dân Ba Lan (vụ Poznan) và nhân dân Hung Gia Lợi (vụ Budapest). Lãnh tụ Cộng Sản Trung Cộng Chu Ân Lai nêu năm nguyên tắc sống chung hòa bình tại hội nghị Băng Đung 1955 không ngoài mục đích ru ngủ và bó tay các quốc gia Ai Cập, Nam Dương, Ấn Độ… đồng thời phân hóa đối thủ, giảm thiểu lực lượng chống Cộng trên thế giới trong khi phe Cộng Sản không lơi tay súng.
Liên hiệp là mượn danh nghĩa sống chung để xâm nhập, lũng đoạn, xuyên tạc, ám toán nhắm đánh phá, tiêu diệt người bất đồng chính kiến. Các đoàn thể từng tham gia chính phủ liên hiệp Việt Minh trong năm 1946 sẽ không bao giờ quên nổi bài học đắng cay, thấm thía về liên hiệp. Hồ Chí Minh nhân danh “đoàn kết” lập chính phủ liên hiệp để triệt tiêu lý do chống đối của các phe đối lập đồng thời trình diễn bộ mặt “hòa hợp dân tộc” trước các cường quốc Tây Phương. Nhưng cùng lúc đó, các đoàn thể chấp nhận liên hiệp với Cộng Sản Việt Nam đã lập tức trở thành những miếng mồi ngon vì lâm cảnh ngộ ngồi chung với bầy sói.
Trung lập là cô lập đối phương. Bài học về hiệp ước Genève 1962 trung lập hóa Ai Lao là bài học tiêu biểu về trung lập. Ai Lao trung lập có nghĩa là Ai Lao bị cô lập, và miền Nam VN bị cô lập theo. Bởi, các nước không được quyền giúp phe quốc gia Ai Lao trong khi Cộng Sản Việt Nam không ngừng hỗ trợ cộng sản Ai Lao tấn công phe quốc gia.
Cộng Sản còn dùng Ai Lao làm bàn đạp xâm nhập đánh phá miền Nam Việt Nam. Đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua lãnh thổ Ai Lao “trung lập” trở thành con đường bất khả xâm phạm của Cộng Sản. Các nước ký kết bắt buộc phải tôn trọng chữ ký của mình trong khi Cộng Sản coi mọi phương tiện đều tốt. Nói dối, vi phạm hiệp ước… là điều cần làm vì lợi ích của đấu tranh giai cấp – cứu cánh biện minh cho phương tiện.
Mặt trận nhằm tập họp vào hàng ngũ do CS lãnh đạo những thành phần yêu nước đang đấu tranh giành độc lập dân tộc để lợi dụng, khai thác cho mục tiêu tận diệt mọi giai cấp chống lại giai cấp vô sản mà đảng CS tự ban cho mình vai trò đại diện với tư cách đội tiền phong.
Với quan niệm chiến tranh thường trực trong giai cấp đấu tranh và chiến lược toàn cầu của CS nhắm đánh đổ tư bản, mặt trận dù xưng danh là Độc Lập Đồng Minh cũng không bao giờ thực sự đấu tranh vì Độc Lập dân tộc mà chỉ là sách lược giai đoạn vận dụng chiêu bài Độc Lập dân tộc để giành quyền chuyên chính vô sản.
Danh nghĩa mặt trận sẽ giúp Cộng Sản thu hút đông đảo quần chúng vào vòng chi phối đồng thời có thể buộc hết thẩy khép mình dưới kỷ luật sắt như binh sĩ trong một trại quân.
Ý đồ vận dụng Mặt Trận Việt Minh để tập họp mọi thành phần quần chúng, biến thành lực lượng đấu tranh lâu dài cho mục tiêu chuyên chính vô sản còn biểu hiện qua các nghị quyết và chỉ thị đưa ra trong Hội Nghị kỳ 8 Trung Ương Đảng. Các chỉ thị này đã nêu rõ nhiệm vụ của Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc là tổ chức và phụ trách Đội Thiếu Niên Tiền Phong và Hội Nhi Đồng Cứu Vong để tập họp thế hệ nhỏ vào mục đích dự bị cho cuộc đấu tranh. Chỉ thị này còn được biến thành một điều khoản trong điều lệ của Hội Nhi Đồng Cứu Vong (14).
Tóm lại, nhìn từ khía cạnh chiến lược sách lược Lênin và qua các Nghị Quyết của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, dù Mặt Trận Việt Minh qui tụ rộng rãi các thành phần dân chúng và có mặt nhiều phần tử yêu nước, vẫn không thể xác định là một lực lượng đấu tranh yêu nước hình thành do yêu cầu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
Douglas Pike coi sách lược mặt trận dân tộc là biểu hiện một thiên tài về tổ chức đấu tranh. Chỉ giới hạn trong phạm vi hành động thì lời khen của Douglas có thể có cơ sở, ngoài ra, sẽ là một lời ca tụng mù quáng.
Vì sách lược này không phải phát kiến của Hồ Chí Minh mà được đề ra bởi Lênin. Hồ Chí Minh chỉ là người thi hành chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế và tính chất này đã là nền tảng để Duncanson đánh giá “phong trào cộng sản ở Việt Nam khác với các phong trào chính trị về một phương diện quan trọng: nó là một phong trào khuynh đảo phát động từ bên ngoài do chính phủ Liên Xô dùng làm khí cụ quấy phá Pháp.”
Do đó, Duncanson cho rằng ĐCS Đông Dương không bao giờ là một lực lượng đấu tranh yêu nước mà trái lại, còn gần như một lực lượng chống--những-người-yêu-nước-chống-thực-dân (almost anti-anti-colonial).
Mặt Trận Việt Minh do Đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập và nắm quyền chỉ đạo nên kết luận của Duncanson cũng là lời bác bỏ sự xác định lý tưởng dân tộc của Hồ Chí Minh dựa trên chủ trương được quảng bá của Mặt Trận này.
Đặt vấn đề vào thực tế, chỉ có thể coi Mặt Trận Việt Minh là phát kiến của Hồ Chí Minh trong giới hạn ý đồ vận dụng danh xưng Việt Minh. Vì từ 1935, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội với tên gọi tắt Việt Minh đã được Hồ Học Lãm thành lập tại Nam Kinh. Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, Hoàng Văn Hoan ghi rõ nhiều chi tiết về tổ chức này của những người quốc gia yêu nước tại Hoa Nam.
HCM da am sat HNL va cuop to chuc nay

Không có nhận xét nào: